Nhiều người thắc mắc: “Bị huyết áp cao có uống được tâm sen không?”. Bởi thực tế cho thấy, một chế độ ăn uống khoa học có thể góp phần cải thiện bệnh hiệu quả hơn, từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn câu hỏi trên. Hãy tham khảo ngay để biết lời giải đáp nhé!

Cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi chỉ số huyết áp đo được lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg trong thời gian dài thì được gọi là cao huyết áp.

Cao huyết áp là bệnh lý nguy hiểm, bởi vì tình trạng này dễ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Trong đó, nguy hiểm và diễn biến nhanh nhất có lẽ là đột quỵ. Mặt khác, cao huyết áp còn ảnh hưởng đến hưởng đến sức khỏe tim mạch, thận, phổi, mắt và mạch ngoại vi. Đây cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề mạn tính khác như: Tăng lipid máu, đái tháo đường,…

Cao huyết áp là bệnh mạn tính nguy hiểm 

Cao huyết áp là bệnh mạn tính nguy hiểm

Vì vậy, chúng ta cần tìm ra biện pháp kiểm soát tốt chỉ số huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng. Trong đó, một số loại trà có thể đem lại hiệu quả cải thiện sức khỏe. Vậy đối với trà tâm sen thì sao? Người bị huyết áp cao có uống được tâm sen không?

>>> Xem thêm: Huyết áp cao 145 mmHg, hay phải uống bia rượu có nên dùng thuốc tây không?

Bị huyết áp cao có uống được tâm sen không?

Người bị huyết áp cao có uống được tâm sen không? Đáp án là CÓ!

Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp đều có thể sử dụng trà tâm sen để ổn định chỉ số huyết áp. Nghiên cứu cho thấy, trà tâm sen có khả năng chống oxy hóa, tác động lên thành mạch, làm giãn cơ trơn, giảm trở lực lên huyết quản, cải thiện lưu lượng máu tuần hoàn trong động mạch vành, giảm triệu chứng đau ngực và an thần, qua đó ổn định huyết áp cũng như phòng chống rối loạn nhịp tim khá hiệu quả.

Ngoài ra, theo đông y, tâm sen có vị đắng, tính lạnh nên giúp hạ hỏa, tiêu tan căng thẳng, giúp ngủ sâu và ngon hơn. Theo y học hiện đại, trong tâm sen có asparagine và các alkaloid như: Nuciferine, liensinin, nelumbin,... với tác dụng ổn định và kéo dài giấc ngủ. Vì thế, người bị cao huyết áp mà có giấc ngủ kém chất lượng thì càng nên sử dụng tâm sen để cải thiện sức khỏe.

Cách sử dụng tâm sen để hạ huyết áp như sau:

Bài 1:

– Rửa sạch 3g tâm sen khô.

– Hãm với nước nóng từ 10 - 15 phút như hãm trà bình thường.

– Mỗi ngày uống từ 1 - 2 lần.

Bài 2:

- Lấy 4g tâm sen đem sao vàng.

- Hãm với nước sôi uống trong ngày thay trà.

Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp với hoa hòe và hạt muồng sao vàng, sắc lấy nước uống.

* Những lưu ý khi sử dụng trà tâm sen

– Người bị huyết áp thấp, hư nhiệt không nên dùng tâm sen.

– Đối tượng bị bệnh ở đường tiêu hóa không nên sử dụng tâm sen.

– Chỉ nên dùng tâm sen với liều lượng và thời gian vừa phải. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng mạn tính.

>>> Xem thêm: TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI CHIA SẺ CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG CAO HUYẾT ÁP

Hạ áp với sản phẩm thảo dược chứa cao cần tây -  Xu hướng mới dành cho người cao huyết áp

Giới chuyên gia cho rằng, chế độ ăn uống khoa học chỉ giúp ổn định phần nào chỉ số huyết áp. Bạn vẫn cần một giải pháp chuyên biệt hơn để cải thiện sức khỏe tim mạch, trong đó có tân dược. Không thể phủ nhận là thuốc tây có thể giúp hạ huyết áp nhanh nhưng cũng để lại vô số tác dụng phụ, khiến nhiều người bệnh e dè.

Trước thực tế trên, sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính cao cần tây đã ra đời. Một nghiên cứu vào năm 2013 chứng minh: Cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38 mmHg. Tác dụng hạ áp kéo dài cả khi đã ngừng sử dụng (vì độ đào thải của hoạt chất N-butylphthalide có trong cần tây rất chậm). Cao cần tây chỉ tác động lên tình trạng cao huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường, không gây tụt huyết áp, rất phù hợp với bệnh nhân bị huyết áp không ổn định. Cao cần tây không độc, cả khi dùng liều rất cao là 5000mg/kg cân nặng. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới đây được thực hiện tại Indonesia năm 2019 cho kết quả: Cao cần tây vừa có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, vừa giúp giảm lipid máu.

Cần tây giúp cải thiện cao huyết áp  

Cần tây giúp cải thiện cao huyết áp 

Để nâng cao hiệu quả, các chuyên gia đã kết hợp cao cần tây, cao tỏi với nhiều dược liệu khác như: Cao hoàng bá, cao lá dâu tằm,... tạo nên viên nén tiện dùng.

Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường tác động vào đa cơ chế gây huyết áp cao (điều mà thuốc tây không làm được):

- Làm giảm độ nhớt máu nhờ chứa thành phần nattokinase.

- Làm giãn mạch và tăng tính đàn hồi của mạch máu với: Cao cần tây, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, cao tỏi.

- Điều hòa nhịp tim bằng: Cao cần tây, cao tỏi, kali clorid, dâu tằm, magiê citrate.

- Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch nhờ: Cao tỏi, cao hoàng bá, cao cần tây.

- Giảm thể tích tuần hoàn máu nhờ thành phần chính cao cần tây. 

Sản phẩm giúp ổn định huyết áp từ nguyên nhân sâu xa bên trong, hạ và ổn định huyết áp lâu bền, có thể sử dụng với thuốc tây y mà không gây tương tác thuốc. 

Đặc biệt, sản phẩm Định Áp Vương chứa cao cần tây nhận được sự tin dùng của hàng triệu người bị cao huyết áp. Cụ thể, khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người dùng hài lòng khi dùng sản phẩm rất cao, lên tới 92,8%.

>>> Xem thêm: Huyết áp 170/100 mmHg dù đã dùng thuốc uống hàng ngày, cô Lan đã làm gì?

Câu hỏi: “Bị huyết áp cao có uống được tâm sen không?” đã tìm thấy lời giải đáp. Để cải thiện sức khỏe, ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia, lựa chọn tối ưu hơn là kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính cao cần tây đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng mỗi ngày!