Cách chữa cao huyết áp tại nhà được rất nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý mạn tính nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 12 loại thảo dược hạ huyết áp hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Cần tây giúp hạ huyết áp
Theo đông y, cần tây có có vị chát, mùi nồng, tính lương (mát), quy vào 2 kinh vị và can. Từ xa xưa, cha ông ta biết đến tác dụng bình can thanh nhiệt (mát gan), tỉnh não kiện thần (cải thiện thần kinh), giải độc... nên cần tây được dùng để trị huyết áp cao, kèm theo các chứng chóng mặt hoa mắt đau đầu, mặt hồng mắt đỏ; xơ cứng mạch máu, thần kinh suy nhược.
Chiết xuất cần tây không chỉ giúp làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương mà còn làm giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng lên huyết áp bình thường và nhịp tim.
Ngoài ra, cần tây chứa apigenin giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao và giãn mạch, tăng cường lưu thông máu.
Bạn có thể uống nước ép cần tây hoặc dùng các món ăn có thêm loại rau này để góp phần ổn định huyết áp nhé!
Sử dụng nước ép cần tây giúp ổn định huyết áp rất tốt
>>> Xem thêm: 4 công thức trị tăng huyết áp tại nhà hiệu quả với cần tây. Đừng bỏ lỡ!
Hoa bụp giấm tốt cho người bị cao huyết áp
Hoa bụp giấm nở nhiều vào tháng 5, 6. Chúng được bán nhiều trong các chợ. Theo y học cổ truyền, bụp giấm có vị hơi chua, mùi thơm nhẹ, tính mát, quy vào 2 kinh can và đại trường. Theo một số tài liệu, bụp giấm chứa: Vitamin A, C, axit béo không no (axit citric, axit malic), các hợp chất hibiscus, polysaccharides, cyanidin, delphinidin,... giúp hạ huyết áp.
Các nhà khoa học Ấn Độ đã thực hiện nghiên cứu trên 100 người bị cao huyết áp: 50 người được uống 3 tách trà hoa bụp giấm mỗi ngày, 50 bệnh nhân còn lại chỉ sử dụng thuốc trị cao huyết áp bình thường. Kết quả của nghiên cứu: Sau 10 ngày, cả 2 nhóm đối tượng kiểm tra có chỉ số huyết áp tương đương nhau.
Do đó, bạn có thể uống trà hoa bụp giấm để góp phần ổn định huyết áp của mình. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên tự ý bỏ thuốc tây nếu không được chuyên gia chỉ định.
Củ tỏi giúp giảm huyết áp
Tỏi chứa 1 hợp chất từ lưu huỳnh là allicin có tác dụng tích cực trong bảo vệ, ngăn ngừa và chống lại các bệnh về hệ thống tim mạch như: Xơ vữa động mạch, cao huyết áp... Không những thế, tỏi cũng tăng cường cung ứng oxit nitric, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong máu. Do thành phần của tỏi chứa chất chống oxy hóa (vitamin C và selen) nên có tác dụng làm sạch máu, giảm cholesterol “xấu”, hạn chế tối đa nguy cơ hình thành cục máu đông, từ đó giảm sức cản động mạch ngoại vi, giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.
Bạn có thể sử dụng tỏi bằng nhiều cách khác nhau để cải thiện bệnh cao huyết áp như: Dùng sống, dầu tỏi, bột tỏi hoặc tỏi ngâm. Lưu ý, người bị rối loạn xuất huyết không nên dùng tỏi.
Tỏi chứa allicin giúp giảm huyết áp
>>> Xem thêm: Bật mí: 3 cách đơn giản chữa cao huyết áp tại nhà nhờ tỏi
Hạ huyết áp bằng lá húng quế
Húng quế là một loại thảo dược hạ huyết áp rất hữu hiệu. Thảo dược này chứa nhiều eugenol giúp giảm huyết áp bằng cách chất này hoạt động như một chất chẹn kênh canxi.Thuốc chẹn kênh này ức chế sự di chuyển của canxi vào tim và các tế bào động mạch, từ đó giúp giãn mạch và hạ huyết áp.
Bạn có thể sử dụng lá húng quế như một loại rau ăn kèm trong mỗi bữa ăn hoặc có thể sử dụng bột húng quế để chế chiến các món ăn.
Mùi tây giúp giảm huyết áp
Mùi tây là thảo dược được biết đến với vị cay nhẹ và có thành phần dinh dưỡng rất tốt cho người bị cao huyết áp. Thảo dược này chứa vitamin C, A, K, hợp chất phenolic, flavonoid, đặc biệt carotenoid giúp làm giảm huyết áp và cholesterol xấu (LDL). Ngoài ra, rau mùi tây còn chứa nitrat có thể chuyển hóa thành oxit nitric giúp giãn mạch và tăng cường lưu thông máu.
Bạn có thể sử dụng mùi tây dưới dạng trà, thuốc sắc hoặc gia vị trong các món ăn để cải thiện tình trạng tăng huyết áp.
Mùi tây chứa nitrat được chuyển hóa thành oxit nitric làm giãn mạch và hạ huyết áp
Rau đắng biển giúp kiểm soát huyết áp
Rau đắng biển là một loại thảo dược hạ huyết áp mọc phổ biến ở các vùng đồng bằng và trung du miền Bắc và miền Nam. Theo một nghiên cứu trên cho thấy, rau đắng biển có thể làm hạ huyết áp tâm thu và tâm trương bằng cách kích thích sản xuất oxit nitric giúp giãn mạch.
Rau đắng biển có thể được sử dụng dưới dạng nước sắc, trà hoặc chế biến thành những món ăn như canh rau đắng biển, cháo cá lóc rau đắng biển... Tuy nhiên, rau đắng biển có thể gây cảm giác khô miệng, buồn nôn và mệt mỏi nên bạn cần thận trọng khi sử dụng thảo dược này.
Cỏ xạ hương giúp hạ huyết áp
Cỏ xạ hương là loại thảo mộc hạ huyết áp rất hiệu quả. Thảo dược này chứa axit rosmarinic giúp giảm viêm, tăng cường lưu lượng máu và hạ huyết áp bằng cách ức chế men chuyển ACE.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất cỏ xạ hương làm giảm một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch như: Cholesterol xấu LDL, cholesterol toàn phần và chất béo trung tính. Cỏ xạ hương có thể được sử dụng dưới dạng nước sắc, trà rất tốt cho người bị cao huyết áp.
Trà cỏ xạ hương giúp giảm viêm, tăng lưu lượng máu và hạ huyết áp
Giảm huyết áp bằng quế
Quế là một loại gia vị thường được sử dụng trong chế biến món ăn. Hơn nữa, loại thảo dược này được sử dụng trong y học cổ truyền giúp điều trị các bệnh lý về tim mạch, bao gồm cao huyết áp.
Quế giúp hạ huyết áp bằng cách giãn mạch. Một đánh giá của 9 nghiên cứu gồm 641 người tham gia cho thấy, quế làm giảm huyết áp tâm thu 6,2 mmHg và tâm trương 3,9 mmHg. Đặc biệt, tác dụng này mạnh hơn khi người bệnh dùng quế liên tục trong 12 tuần.
Gừng giúp ổn định huyết áp
Từ lâu, gừng được sử dụng để cải thiện nhiều tình trạng liên quan đến tim mạch như mức cholesterol, huyết áp. Gừng chứa các thành phần hoạt động như một chất chẹn kênh canxi và ức chế men chuyển giúp giảm huyết áp.
Gừng là loại gia vị rất dễ kết hợp trong các món ăn hàng ngày hoặc bạn có thể sử dụng dưới dạng trà gừng cũng đem lại hương vị tuyệt vời.
>>> Xem thêm: Bị cao huyết áp nên uống lá gì và giải pháp hạ áp từ thảo dược
Bạch đậu khấu giúp cải thiện bệnh cao huyết áp
Bạch đậu khấu là loại thảo dược có vị hơi ngọt, nồng. Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau có thể làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu được thực hiện trên 20 người bị cao huyết áp cho thấy, việc dùng 3 gam bột đậu khấu mỗi ngày trong 12 tuần có thể làm giảm huyết áp đáng kể, gần đạt tới mức huyết áp tối ưu.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu khác cho rằng, thảo dược này có thể hạ huyết áp bằng cách hoạt động như một chất chẹn kênh canxi và lợi tiểu. Hai chất này thường được chỉ định trong điều trị bệnh cao huyết áp.
Bạch đậu khấu có thể được sử dụng như một gia vị chế biến trong các món ăn hoặc làm bánh để phong phú thêm thực đơn cho người mắc bệnh cao huyết áp.
Bổ sung bạch đậu khấu vào thực đơn hàng ngày để làm phong phú chế độ ăn cho người bị cao huyết áp
Cỏ ngọt giúp hạ huyết áp
Cỏ ngọt thường được được sử dụng dưới trà để cải thiện tình trạng huyết áp tăng cao. Điều này là do thảo dược này có tác dụng lợi tiểu giúp tăng đào thải natri và chất lỏng ra khỏi cơ thể, từ đó giúp giảm áp lực lên thành mạch, dẫn đến giảm huyết áp.
Bạn có thể kết hợp cỏ ngọt với các thảo dược khác như hoa cúc, hoa hòe và quyết tử để giảm huyết áp hiệu quả.
Giảm huyết áp bằng tâm sen
Tâm sen chứa hoạt chất asparagin và alcaloid rất lớn có thể giúp hạ huyết áp và tăng cường chức năng tim mạch. Theo đông y, tâm sen có vị đắng, tính hàn và có tác dụng giãn mạch ngoại vi nên hạ huyết áp rất tốt.
Bạn chỉ cần hãm 3g tâm sen với nước nóng trong 10-15 phút và uống mỗi ngày 1-2 lần có thể kiểm soát huyết áp.
Tâm sen chứa asparagin và alcaloid giúp hạ huyết áp rất tốt
Định Áp Vương - Sản phẩm thảo dược chứa cần tây hỗ trợ điều trị cao huyết áp tiện dùng
Trước xu hướng của thế giới dùng thảo dược để hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng cần tây làm thành phần chính, kết hợp với các thảo dược quý khác như: tỏi, hoàng bá, dâu tằm, nattokinase, magie citrate… và bào chế nên viên nén tiện dùng mang tên Định Áp Vương.
Sản phẩm Định Áp Vương chứa cao cần tây được bào chế dưới dạng viên nén rất tiện dụng cho người bị cao huyết áp
Định Áp Vương là sản phẩm thảo dược đầu tiên trên thị trường chứa tinh chất Cần tây đã được nghiên cứu chứng minh công dụng tác động vào đa cơ chế gây tăng huyết áp, giúp giảm và ổn định huyết áp an toàn, không gây tụt huyết áp quá mức. Định Áp Vương có thể sử dụng kết hợp với thuốc tây y như một biện pháp hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp, phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ an toàn mà không gây tương tác thuốc hay ảnh hưởng tới các cơ quan gan, thận, dạ dày.
Định Áp Vương được nhiều chuyên gia tim mạch đánh giá cao về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp và là giải pháp thảo dược hạ huyết áp được nhiều người bệnh sử dụng đạt hiệu quả cao. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế năm 2021, có đến 92.8% người dùng Định Áp Vương từ 3-6 tháng, đã giảm và ổn định huyết áp, dứt hẳn các cơn đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đánh trống ngực, nặng ngực, khó thở.
Nhiều người dùng Định Áp Vương đã hạ và ổn định huyết áp thành công
Cảm nhận của người dùng
>>> Bác Nguyễn Văn Quỳnh (số 23, ngõ 43 đường Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) kiểm soát huyết áp hiệu quả sau 3 tháng sử dụng Định Áp Vương – SĐT: 0365.609.785 (nên gọi trong khoảng từ 9 – 11h)
Bác Quỳnh chia sẻ: “Tôi đi khám thì nhận kết luận bị TĂNG HUYẾT ÁP với chỉ số 150/85 mmHg. Tôi được kê đơn uống các loại thuốc tây, nhưng huyết áp không giảm nhiều, hơn nữa khi xét nghiệm thì bị tăng acid uric, creatinin, ure”. Bác Quỳnh tìm hiểu trên Internet và biết đến sản phẩm Định Áp Vương giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả và mua về dùng. Hiện nay, huyết áp của bác luôn ổn định ở ngưỡng bình thường, cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Mời quý độc giả xem chia sẻ của bác Quỳnh trong video dưới đây:
Đánh giá của chuyên gia
Ý kiến đánh giá của chuyên gia Dương Trọng Hiếu về các thành phần thảo dược trong sản phẩm Định Áp Vương – Phương pháp mới giúp kiểm soát huyết áp trong video sau:
Giải thưởng uy tín của Định Áp Vương
Từ khi xuất hiện trên thị trường, Định Áp Vương đã luôn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Sản phẩm vinh dự lọt vào “Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em” do báo Lao Động Xã Hội tổ chức.
Giải thưởng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương
Bạn có thể sử dụng 12 loại thảo dược hạ huyết áp kể trên để cải thiện tình trạng bệnh. Đừng quên xây dựng lối sống lành mạnh và dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia. Bên cạnh đó, hãy kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương để giữ huyết áp nằm trong mức cho phép, bạn nhé! Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách chữa cao huyết áp tại nhà, hãy để lại bình luận phía dưới, hoặc gọi về tổng đài miễn 0917185170, đội ngũ tư vấn sẽ giải đáp nhanh nhất.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/nutrition/herbs-to-lower-blood-pressure
https://khealth.com/learn/hypertension/herbs-for-high-blood-pressure/
https://pharmeasy.in/blog/10-herbs-and-spices-to-lower-high-blood-pressure/
https://aktiia.com/uk/resource-hub/diet/herbs-to-lower-blood-pressure