Hiện nay, hạ huyết áp tư thế không phải là căn bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên khái niệm này vẫn còn khá mới lạ với nhiều người và có thể gây nhầm lẫn cho người bệnh. Vậy hạ huyết áp tư thế là gì? Hãy cùng giải đáp các thắc mắc này qua bài viết dưới đây!

ha-huyet-ap-tu-the-benh-ly-thuong-gap-o-nhieu-doi-tuong.webp

Hạ huyết áp tư thế - Bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng

Hạ huyết áp tư thế là gì?

Hạ huyết áp tư thế là tình trạng huyết áp giảm một cách đột ngột khi người bệnh thay đổi tư thế (đứng lên khi đang nằm hoặc ngồi), gây ra các hiện tượng như mặt mũi tối sầm, choáng váng, té ngã thậm chí là mất ý thức tạm thời hoặc ngất xỉu. 

Cơ chế của hạ huyết áp tư thế được giải thích là do sự co thắt các mạch máu ở phần chi dưới chậm hơn bình thường. Nên khi người bệnh đứng dậy đột ngột, máu sẽ bị tụ lại ở phần dưới nhiều hơn, làm lượng máu trở về tim bị ngắt quãng gây giảm cung lượng tim và máu lên não kém.

Nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế

Hạ huyết áp tư thế có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đa số các nguyên nhân gây hạ huyết áp thường do mất cân bằng nội mô trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự lưu thông tuần hoàn máu não.

Hạ huyết áp tư thế do sử dụng thuốc

Một số nhóm thuốc có thể là nguyên nhân gây ra hạ huyết áp tư thế, chẳng hạn như:

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin, chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi, giãn mạch nitrat, clonidine, lợi tiểu,...
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm ba vòng, trazodone, thuốc ức chế men monoamine oxidase.
  • Thuốc giảm đau opioid: Morphin, tramadol, oxycodone,...

Các bệnh lý gây hạ huyết áp tư thế

Tất cả các bệnh lý liên quan đến việc rối loạn lưu thông tuần hoàn máu đều có thể gây hạ huyết áp tư thế. Trong đó, các bệnh lý liên quan đến tim mạch và thần kinh là gây ảnh hưởng rõ ràng nhất.

Bệnh lý về tim mạch:

  • Giảm thể tích tuần hoàn máu: Xuất huyết tiêu hóa, mất nước, suy tuyến thượng thận (giảm tạo máu)…
  • Giảm cung lượng tim: Suy tim, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,...
  • Giảm trương lực cơ, co thắt mạch máu do nằm lâu ngày, ít vận động, thiếu kali máu.
  • Suy tĩnh mạch ngoại biên, cường aldosteron.

cac-benh-ly-tim-mach-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-pho-bien-gay-ha-huyet-ap-tu-the-dung.webp

Các bệnh lý về tim mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hạ huyết áp tư thế đứng

Bệnh lý thần kinh:

  • Các bệnh lý về thần kinh trung ương: Tai biến mạch máu não, parkinson,…
  • Các bệnh lý về thần kinh ngoại biên: Rối loạn thần kinh tự chủ, bệnh thần kinh do biến chứng của đái tháo đường…
  • Bệnh khối u tủy sống.

Nguy cơ hạ huyết áp tư thế 

Một số yếu tố nguy cơ gây tăng khả năng hạ huyết áp tư thế có thể đề cập đến như:

  • Tuổi tác: Theo thông tin của tổ chức y học Hoa Kỳ cho biết có đến 20% người bị hạ huyết áp tư thế là người có độ tuổi từ 65 trở lên. Bởi người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tim mạch và huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu não.
  • Người thường xuyên làm việc trong môi trường khắc nghiệt, mất nước, ra nhiều mồ hôi.
  • Người bệnh phải nằm giường lâu ngày, ít vận động, huyết áp thấp.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người lạm dụng bia rượu, chất kích thích.

Biểu hiện của hạ huyết áp tư thế

Hạ huyết áp tư thế là một căn bệnh phổ biến tuy nhiên không phải lúc nào cũng có những triệu chứng nhận biết cụ thể. Thực tế có đến ⅔ bệnh nhân bị hạ áp tư thế tuy nhiên lại không được phát hiện nếu không dùng máy đo huyết áp.

Các biểu hiện của hạ huyết áp tư thế gần tương tự như ở người bị huyết áp thấp và thiếu máu não như: Toàn thân mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, mắt nhìn mờ, thần trí lơ mơ, có thể mất ý thức tạm thời thậm chí là ngất xỉu.

Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân gây bệnh và các bệnh lý kèm theo mà người bệnh còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng: Đau tức ngực, nhịp tim nhanh, hồi hộp, buồn nôn, nôn, khó thở, đại tiểu tiện không tự chủ,... và một số biểu hiện rối loạn thần kinh khác. Các triệu chứng này thường nặng hơn nếu người bệnh bị hạ huyết áp tư thế vào buổi sáng và giảm dần khi được nằm nghỉ ngơi.

bieu-hien-cua-ha-huyet-ap-tu-the-la-hoa-mat-chong-mat-dung-khong-vung.webp

 Biểu hiện của hạ huyết áp tư thế là hoa mắt, chóng mặt, đứng không vững,...

Hạ huyết áp tư thế có nguy hiểm không?

Hạ huyết áp tư thế là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người mắc. Hạ huyết áp tư thế thể nhẹ thông thường kéo dài từ vài giây đến vài phút khi bạn thay đổi tư thế đột ngột. Bệnh sẽ giảm dần khi người mắc nằm nghỉ, vì vậy mà chúng ta thường xem nhẹ và không để ý. Tuy nhiên, ít người biết rằng nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, hạ huyết áp tư thế cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tương đương với bệnh huyết áp thấp.

Với những người bị hạ áp tư thế do dùng thuốc hạ huyết áp: Khi dùng thuốc quá liều, huyết áp bị giảm một cách nhanh, mạnh có thể gây chóng mặt buồn nôn, ngất xỉu. Chỉ cần huyết áp giảm nhanh chóng 20 mmHg (ví dụ từ 110mmHg xuống 90mmHg) đã có thể khiến não không nhận đủ máu và oxy, tăng nguy cơ đột quỵ. Trong trường hợp nặng còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

Ngoài ra, một số biến chứng nghiêm trọng khác cũng có thể gặp ở người bị hạ huyết áp tư thế như:

  • Dễ bị té ngã, mất ý thức.
  • Biến chứng về tim mạch, thần kinh: Đau thắt ngực, suy tim, loạn nhịp tim, lú lẫn,... đặc biệt gặp ở những người cao tuổi.

>>> Xem thêm: Gợi ý giải pháp ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp hiệu quả

Hạ huyết áp tư thế nên làm gì?

Hiện nay có khá nhiều phương pháp giúp cải thiện triệu chứng của tình trạng hạ huyết áp tư thế. Dưới đây là một số giải pháp thường dùng mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị bằng thuốc

Hạ áp tư thế có thể được kiểm soát tốt khi dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc là một con dao hai lưỡi, để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, bạn cần có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ chứ không tự ý sử dụng. Đặc biệt là ở những người có bệnh nền như cao huyết áp, cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tránh tương tác thuốc. Một số thuốc thường được chỉ định cho người bị hạ huyết áp tư thế như:

  • Fludrocortisone: Làm tăng sự tái hấp thu natri ở ống thận từ đó tăng giữ nước và tăng thể tích tuần hoàn. Sử dụng liều thấp fludrocortisone (0,1-0,2 mg) kết hợp với chế độ ăn tăng muối và ngủ nâng đầu giường (20-30 cm) được coi là giải pháp cải thiện hạ huyết áp tư thế hiệu quả.
  • Midodrine: Có tác dụng co mạch, làm tăng huyết áp.
  • Octreotide: Ức chế sự giải phóng các peptide có tác dụng giãn mạch.

Điều trị không dùng thuốc

Điều trị hạ huyết áp thế đứng không dùng thuốc đang được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn hơn, giúp người bệnh chủ động hơn khi điều trị lâu dài.

Một số biện pháp điều trị không dùng thuốc hiệu quả có thể kể đến như:

Điều chỉnh chế độ ăn

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh cân bằng được lượng nước, chất điện giải trong cơ thể từ đó góp phần điều hòa thể tích và hoạt động của hệ tuần hoàn:

  • Tăng lượng muối trong chế độ ăn, giúp tăng khả năng lưu trữ nước trong hệ mạch và tăng tuần hoàn máu. Lưu ý tránh áp dụng cho người có tiền sử tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
  • Chia các bữa nhỏ trong ngày: Không nên ăn quá no trong một bữa ăn, điều này có thể gây thiếu máu lên não trầm trọng hơn.
  • Uống đủ nước: Bạn nên uống tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp phòng ngừa hạ huyết áp tư thế do bị mất nước, giảm thể tích tuần hoàn.

che-do-dinh-duong-can-bang-nuoc-va-muoi-khoang-giup-phong-ngua-ha-huyet-ap-tu-the.webp

Chế độ dinh dưỡng cân bằng nước và muối khoáng giúp phòng ngừa hạ huyết áp tư thế

Xây dựng lối sống lành mạnh

Một số bài tập và chế độ tập luyện dành cho người bị hạ huyết áp tư thế như:

  • Không nên ngồi quá lâu. Nên vận động lên xuống chân một vài lần trước khi bạn muốn ngồi hoặc đứng dậy.
  • Thay đổi tư thế từ từ, tránh đột ngột, trước khi đứng dậy có thể uống khoảng 300 đến 400 ml nước.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng ứ máu tĩnh mạch hiệu quả. Ví dụ như bơi hoặc đạp xe thể thao.

Biện pháp kiểm soát huyết áp bằng thảo dược tự nhiên

Trong đông y, đã có rất liều loại thảo dược được tìm ra và công nhận hiệu quả trong hỗ trợ điều trị hạ huyết áp tư thế và bệnh về huyết áp nói chung. Và trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi các sản phẩm từ thiên nhiên đang là xu hướng chăm sóc sức khỏe mới, việc sử dụng thảo dược để điều hòa huyết áp là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Điển hình trong số đó là cần tây. 

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về công dụng của cần tây trong việc cải thiện các vấn đề liên quan đến huyết áp. Thực tế cho thấy nước ép cần tây có tác dụng giảm huyết áp tâm thu hiệu quả. 

Trong rau cần tây có chứa hoạt chất phthalates có khả năng làm giãn các mô thành động mạch, tăng lưu lượng máu. Ngoài ra, cần tây còn có khả năng tăng cường miễn dịch, chống viêm bảo vệ mạch máu. 

Một nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Ahvaz Jundishapur, Iran tiến hành trên mô hình động vật bị tăng huyết áp đã chỉ ra dịch chiết từ lá của cây cần tây có khả năng làm giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương.

nuoc-ep-can-tay-ho-tro-dieu-hoa-huyet-ap-on-dinh.webp

Nước ép cần tây hỗ trợ điều hòa huyết áp ổn định

Biết được những tác dụng tuyệt vời của cần tây đối với huyết áp. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm mang tên Định Áp Vương. Định Áp Vương là sự kết hợp giữa các thảo dược như cao cần tây, chiết xuất tỏi, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá,... giúp ổn định huyết áp.

Theo Tạp chí Kinh tế tháng 1 năm 2021 cho biết, mức độ hài lòng của người sử dụng Định Áp Vương lên đến 92,8%. Ngoài ra, Định Áp Vương cũng được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng hỗ trợ kiểm soát huyết áp.

Theo chuyên gia tim mạch Nguyễn Văn Quýnh cho biết: “Uống thuốc tây kết hợp với Định Áp Vương rất tốt. Định Áp Vương có thể dùng kéo dài, duy trì trong 3 tháng, 6 tháng hoặc hơn. Bởi vì đây là sản phẩm từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị cao huyết áp, trong thành phần chứa cần tây, hoàng bá, lá dâu tằm,… không có tác dụng phụ. Bạn lưu tâm là phải duy trì thuốc tây đều đặn, kết hợp với Định Áp Vương. Bên cạnh đó, nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt: Tránh căng thẳng, ăn nhạt, không dùng chất kích thích,… thì chắc chắn huyết áp sẽ ổn định. Từ đó giảm tổn thương các cơ quan đích, hạn chế biến chứng như: Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận,…” Mời bạn nghe chuyên gia phân tích chi tiết hơn trong video dưới đây:

Như vậy có thể thấy hạ huyết áp tư thế là một căn bệnh không thể coi thường. Nếu không điều trị kịp thời rất có thể sẽ gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Trên đây là một số thông tin về bệnh hạ huyết áp tư thế, nếu còn điều gì thắc mắc bạn có thể để lại thông tin ở dưới phần bình luận, đội ngũ tư vấn viên sẽ liên hệ giải đáp nhanh chóng.

Tài liệu tham khảo:

https://www.aafp.org/afp/2003/1215/p2393.html 

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0002934307003634  

https://www.msdmanuals.com/professional/cardiovascular-disorders/symptoms-of-cardiovascular-disorders/orthostatic-hypotension