Tăng huyết áp là bệnh lý tiến triển âm thầm bởi biểu hiện bệnh thường ít khi rõ ràng. Nếu không phát hiện bệnh kịp thời thì người bệnh sẽ dễ gặp phải những tổn thương khó phục hồi. Trong đó phải kể đến các biến chứng tăng huyết áp như: Rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, mắt nhìn mờ, suy thận,...
Các biến chứng tăng huyết áp bạn cần biết
Tăng huyết áp thường tiến triển âm thầm và những biểu hiện bệnh lại không rõ ràng. Khi chỉ số huyết áp tăng cao trong thời gian dài mà không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thành mạch, suy tim, tổn thương não bộ,... đe dọa đến tính mạng người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết các biến chứng tăng huyết áp dưới đây:
Tổn thương thành mạch
Huyết áp cao lâu ngày làm cho thành mạch trở nên kém đàn hồi và độ dẻo dai cũng giảm đi. Bên cạnh đó, áp lực lòng mạch tăng cao khiến cho sự lưu thông máu trở nên khó khăn hơn dẫn đến sự tích tụ các phân tử cholesterol lên thành mạch. Lâu dần, sẽ tạo thành các mảng xơ vữa, làm thành mạch tổn thương và ngày càng cản trở dòng máu lưu thông. Những tình trạng này kéo dài sẽ làm cho thành mạch ngày càng bị tổn thương nhiều hơn và có thể gây ra phình động mạch, vỡ mạch máu.
Tổn thương đến trái tim
Khi áp lực dòng máu ngày một tăng cao, sự lưu thông máu kém hơn khiến cho tim phải co bóp mạnh hơn để tăng được áp lực này. Tình trạng tim co bóp quá sức diễn ra lâu ngày sẽ khiến cho cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, lòng mạch bị hẹp do các mảng xơ vữa sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực lúc vận động nhiều, khi gắng sức hay lúc leo cầu thang. Cơn đau sẽ được cải thiện nếu người bệnh ngừng gắng sức.
Ở trường hợp các mảng xơ vữa tại thành mạch bị nứt, vỡ thì khả năng hình thành cục máu đông trong lòng động mạch cũng dễ hơn. Điều này có thể gây tắc mạch và dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Tăng huyết áp gây tổn thương não bộ
Khả năng cung cấp máu giàu oxy đến các tế bào não có thể bị ảnh hưởng bởi tăng huyết áp. Do đó, các hoạt động bình thường của não bộ cũng bị ảnh hưởng. Biến chứng tăng huyết áp điển hình trên não bộ phải kể đến là những cơn thiếu máu não thoáng qua, đau đầu dữ dội, choáng váng. Ở một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị suy giảm trí nhớ, thậm chí là đứt mạch máu não, tai biến mạch máu não.
Tổn thương thận do tăng huyết áp
Tăng huyết áp làm cho dòng máu đến thận giảm đi. Lúc này, hệ renin - angiotensin - aldosteron sẽ được kích hoạt và làm cho tăng huyết áp ngày càng trầm trọng hơn. Tăng áp lực lên màng lọc cầu thận khiến cho khả năng lọc máu cũng kém đi, nguy cơ ứ đọng chất cặn bã, chất độc hại cũng tăng lên, từ đó dễ gây viêm nhiễm hơn. Ngoài ra, việc thận hoạt động nhiều hơn do áp lực dòng máu đến thận tăng cao dễ dẫn đến suy thận.
Tăng huyết áp ảnh hưởng tới thị giác
Áp lực dòng máu tăng đồng nghĩa với việc áp lực mạch máu quanh mắt cũng tăng. Sự gia tăng áp lực này sẽ gây ảnh hưởng đến thị giác và làm xuất hiện các triệu chứng như: Mắt nhìn mờ, suy giảm thị lực, xuất huyết võng mạc, thậm chí là mù lòa.
Những biến chứng tăng huyết áp trên tim và động mạch
Phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp
Như đã chia sẻ ở trên, biến chứng tăng huyết áp ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh. Do vậy, người bệnh cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp sau đây.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Xây dựng một thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến tình trạng tăng huyết áp. Theo đó, những lời khuyên giúp người bệnh có lối sống trở nên khoa học hơn như sau:
- Đo và ghi lại chỉ số huyết áp mỗi ngày.
- Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt.
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, ăn ít muối và đồ ăn chế biến sẵn.
- Vận động thể lực thường xuyên bằng các bài tập thể thao nhẹ nhàng.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể.
- Hạn chế đưa vào cơ thể các chất kích thích, rượu, bia một cách tối đa.
- Bỏ hút thuốc lá.
Sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp
Tuân thủ sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp đúng theo chỉ định của bác sĩ cũng là một cách kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển thành các biến chứng. Tùy vào tình trạng bệnh mà người mắc có thể được chỉ định sử dụng đơn độc hay kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp có thể kể đến như:
- Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm: Metoprolol, bisoprolol, atenolol, propranolol,...
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Enalapril, lisinopril, perindopril, captopril,...
- Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II: Losartan, telmisartan, valsartan,...
- Nhóm thuốc ức chế kênh canxi: Amlodipine, nifedipine, verapamil,...
- Nhóm thuốc lợi tiểu: Hydrochlorothiazide, furosemid,...
>>> XEM THÊM: Hé lộ cách hạ huyết áp nhanh nhất dành cho bạn.
Phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp nhờ thảo dược
Việc sử dụng các thuốc tây điều trị bệnh có thể tiềm ẩn nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn. Do đó, để giảm thiểu khả năng tăng liều dùng cũng như việc phải kết hợp nhiều loại thuốc, người bệnh nên sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên. Trong đó, cần tây là loại thảo dược được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Một nghiên cứu vào năm 2013 cho kết quả rằng: Cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38 mmHg. Tác dụng hạ áp kéo dài ngay cả khi đã không sử dụng thảo dược này một thời gian. Có được tác dụng này là nhờ vào hoạt chất có tác dụng dược lý trong cần tây có tên là N - butylphthalide. Đặc biệt, cần tây không gây độc ngay cả khi sử dụng với liều rất cao lên đến 5000 mg/kg cân nặng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương là sự kết hợp độc đáo giữa cao cần tây cùng các thành phần thiên nhiên khác bao gồm: Chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, cao lá dâu tằm, nattokinase. Sản phẩm có các công dụng: Hỗ trợ làm giảm lipid máu và giãn mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao. Theo kết quả khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, tỷ lệ người bệnh hài lòng khi dùng Định Áp Vương để ổn định huyết áp lên đến 92,8%.
Định Áp Vương - Sản phẩm dành cho người tăng huyết áp
>>> XEM THÊM: Giải pháp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp.
Trên thực tế có rất nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn Định Áp Vương là người bạn đồng hành trong quá trình kiểm soát huyết áp của mình. Tiêu biểu là trường hợp của ông Trần Văn Mích ở TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Hơn 4 năm trời bị tăng huyết áp, người ông Mích lúc nào cũng mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng. Từ khi biết đến sản phẩm Định Áp Vương, huyết áp của ông Mích dần cải thiện và cuộc sống của ông cũng vui vẻ trở lại. Mời bạn đọc xem thêm chia sẻ của ông Mích tại video dưới đây:
Ngoài ra, Định Áp Vương còn nhận được nhiều đánh giá cao của các chuyên gia đầu ngành về tim mạch. Cụ thể, theo chia sẻ của PGS. TS Nguyễn Minh Hiện cho thấy: “Định Áp Vương có thành phần cần tây, có chứa một số alkaloid có tác dụng điều hòa huyết áp. Bên cạnh đó, nattokinase có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, giúp phòng ngừa nhồi máu não do tăng huyết áp gây ra.” Mời bạn xem chi tiết tại video dưới đây:
Để ngăn ngừa và cải thiện biến chứng tăng huyết áp, ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt và uống thuốc đều đặn, bạn hãy sử dụng thêm sản phẩm Định Áp Vương để giúp hạ huyết áp mỗi ngày. Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn về bệnh tăng huyết áp, bạn đọc vui lòng để lại số điện thoại dưới bài viết để được dược sĩ của chúng tôi tư vấn thêm nhé!
Tài liệu tham khảo
https://www.verywellhealth.com/complications-of-hypertension-1763820