Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Việc nắm bắt những thông tin về bệnh sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp. Mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin hữu ích này trong bài viết dưới đây!
Bệnh tăng huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực dòng máu tác động lên thành mạch. Chỉ số huyết áp sẽ được xác định thông qua các máy đo. Người ta thường kiểm tra 2 thông số huyết áp tâm thu và tâm trương để xác định tình trạng bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tăng huyết áp được định nghĩa là khi số đo của huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc số đo của huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg ở cả hai ngày đo liên tiếp.
Xác định chỉ số huyết áp thông qua máy đo tại nhà
>>> XEM THÊM: Tăng huyết áp độ 1 là gì? Cách phát hiện và điều trị hiệu quả.
Biểu hiện bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh lý diễn ra âm thầm với những biểu hiện triệu chứng không rõ ràng. Chỉ đến khi bệnh chuyển sang những biến chứng nguy hiểm thì các triệu chứng mới dễ dàng nhận thấy. Do đó, để tránh gặp phải những vấn đề bất lợi cho sức khỏe thì người bệnh cần phải kiểm tra, theo dõi chỉ số huyết áp của mình thường xuyên.
Một số triệu chứng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp như: Chảy máu cam, nhịp đập của tim không đều, thường đau đầu vào buổi sáng sớm, ù tai, thị lực suy giảm. Ngoài ra, khi bệnh tăng huyết áp trở nên nặng hơn, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện như: Đau ngực, lú lẫn, run cơ, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, lo lắng.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Bệnh tăng huyết áp được chia làm 2 loại với tên gọi là tăng huyết áp vô căn (nguyên phát) và thứ phát. Tùy vào từng loại thì nguyên nhân gây bệnh sẽ là khác nhau.
Cao huyết áp thứ phát có những nguyên nhân gây bệnh được xác định rõ ràng, có thể là biến chứng của một bệnh lý cụ thể như:
- Suy thận, viêm cầu thận.
- Đái tháo đường.
- Hội chứng Cushing: Có thể được gây ra bởi các thuốc Corticosteroid.
- Bệnh cường giáp.
- Rối loạn tiết cortisol ở tuyến thượng thận.
- Chứng ngưng thở khi ngủ.
Ở cao huyết áp nguyên phát thì những nguyên nhân gây bệnh thường khó xác định rõ ràng. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp nói chung có thể bao gồm:
Tuổi tác: Tăng huyết áp xảy ra phổ biến ở người từ 60 tuổi trở lên. Theo đó, tuổi càng cao thì sức bền thành mạch càng trở nên kém hơn. Thành mạch dễ bị xơ cứng, đàn hồi kém, nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa dễ xảy ra. Do vậy, người trung niên và cao tuổi dễ mắc chứng tăng huyết áp hơn.
Sử dụng bia, rượu và thuốc lá: Đây là những chất kích thích tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Các chất này có thể tác động gây co mạch, từ đó cản trở dòng máu lưu thông, lâu ngày sẽ gây ra tăng huyết áp.
Địa lý: Tùy vào phân vùng địa lý mà nguy cơ mắc tăng huyết áp sẽ khác nhau. Theo thống kê, những người Mỹ gốc Phi có khả năng mắc tăng huyết áp cao hơn so với người da trắng và các chủng tộc khác.
Thừa cân, béo phì: Ở những người này khả năng các phân tử cholesterol tích tụ trong lòng mạch và hình thành các mảng xơ vữa sẽ cao hơn. Động mạch xơ hóa gây cản máu lưu thông trong lòng mạch, từ đó khiến áp lực máu tăng lên. Điều này đồng nghĩa với huyết áp cũng tăng lên.
Di truyền: Trong gia đình có người từng bị tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Các yếu tố khác: Ăn quá mặn, nhiều chất béo, kém vận động và căng thẳng kéo dài.
Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp
Các phương pháp điều trị tăng huyết áp
Để điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả cần kết hợp có lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý và dùng thuốc đều đặn. Bởi rất khó có thể chữa khỏi dứt điểm bệnh tăng huyết áp. Kiểm soát huyết áp và đưa chỉ số này về với ngưỡng bình thường là việc làm ưu tiên và tốt nhất hiện nay cho người bệnh. Khi huyết áp dần ổn định thì người bệnh có thể sinh hoạt giống như người khỏe mạnh bình thường.
Lựa chọn được ưu tiên đầu tiên cho người bệnh tăng huyết áp là thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống, bao gồm:
- Ăn giảm muối: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giảm lượng muối đưa vào cơ thể xuống dưới 5g mỗi ngày sẽ giúp hạn chế nguy cơ tăng huyết áp.
- Hạn chế dung nạp rượu, bia: Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), giảm lượng rượu bia nạp vào cơ thể xuống mức tối thiểu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho việc điều trị và ngăn ngừa cao huyết áp.
- Hạn chế chất béo, ăn nhiều hoa quả, rau xanh: Hoa quả, rau xanh cung cấp cho cơ thể lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp thanh lọc cơ thể. Bên cạnh đó, các chất béo bão hòa sẽ gây tác động xấu lên thành mạch, do vậy, người bệnh nên bổ sung thêm các chất béo tốt cho tim mạch từ dầu ô liu, dầu cá,...
- Tập luyện thể thao: Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, tập luyện thể thao với cường độ phù hợp và đều đặn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người mắc bệnh tăng huyết áp. Tập luyện thể thao giúp giảm cân, hạn chế béo phì - một yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp. Các bài tập thể dục được khuyến khích cho người bệnh bao gồm: Chạy bộ, đi bộ, bơi lội, đạp xe.
Khi các biện pháp cải thiện bệnh không dùng thuốc cho hiệu quả không như mong đợi. Lúc này, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc để kiểm soát huyết áp. Một số thuốc thường dùng điều trị bệnh cao huyết áp:
- Thuốc lợi tiểu: Thiazid (hydroclorothiazid), furosemid, lợi tiểu ức chế CA (acetazolamid)
- Thuốc ức chế men chuyển: Enalapril, perindopril, captopril, lisinopril.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Amlodipin, nicardipin, nifedipin, felodipin,...
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II: Valsartan, losartan,...
- Thuốc ức chế thụ thể adrenergic: Metoprolol, atenolol.
Uống thuốc góp phần kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn
Mức độ nguy hiểm của tăng huyết áp
Ở thời kỳ đầu, bệnh cao huyết áp chưa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không chú trọng việc kiểm soát huyết áp của mình thì theo thời gian các biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra. Cụ thể:
Tổn thương thành mạch: Áp lực mạch máu tác động lên thành mạch tăng cao. Dòng máu lưu thông khó khăn làm cho khả năng tích tụ các phân tử cholesterol tại lòng mạch cao hơn. Lâu dần, có thể gây biến chứng xơ vữa động mạch, phình mạch và thậm chí là vỡ mạch.
Đau tim, suy tim: Hiện tượng này xảy ra khi dòng máu đến tim bị tắc nghẽn, cơ tim bị thiếu oxy dẫn tới các tế bào này bị chết. Điều này diễn ra càng lâu thì mức độ tổn thương trên tim càng lớn. Tim không thể cung cấp đủ máu và oxy đến các tổ chức trong cơ thể, dẫn đến cơ tim lại phải hoạt động nhiều hơn, lâu dần chức năng tim suy yếu.
Biến chứng tại mắt: Áp lực dòng máu tại các mạch máu quanh mắt cũng tăng lên ở người bệnh tăng huyết áp. Điều này sẽ gây ra một số biến chứng như: Mắt nhìn mờ, xuất huyết đáy mắt, lâu dài có thể gây mù lòa.
Biến chứng trên thận: Tăng áp lực máu khiến dòng máu đến thận kém đi, đồng thời kích thích hệ renin - angiotensin - aldosteron làm cho huyết áp càng tăng cao hơn. Khả năng lọc của cầu thận bị ảnh hưởng bởi huyết áp cao, lâu ngày có thể gây ra suy thận.
Tổn thương não bộ: Mạch máu lưu thông kém ở người bệnh cao huyết áp. Lâu dần, não bộ sẽ bị tổn thương với những biểu hiện suy giảm trí nhớ, xuất hiện các cơn thiếu máu não thoáng qua, thường xuyên đau đầu. Nguy hiểm hơn, vỡ mạch máu não sẽ gây ra đột quỵ và nguy cơ tử vong cao.
>>> XEM THÊM: Giải pháp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp.
Phòng ngừa và cải thiện tăng huyết áp nhờ thảo dược
Việc thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống như đã kể trên chính là biện pháp để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng huyết áp cao. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ quá trình kiểm soát huyết áp của mình. Trong đó, tiêu biểu là sản phẩm thảo dược Định Áp Vương có vai trò hỗ trợ ổn định huyết áp an toàn, hiệu quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương có chứa các thành phần: Cao cần tây, cao lá dâu tằm, chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, nattokinase, kali, magie giúp hỗ trợ giãn mạch, giảm thể tích tuần hoàn máu. Nhờ vậy mà huyết áp cao cũng dần được duy trì về ngưỡng ổn định. Bên cạnh đó, Định Áp Vương còn giúp hạ cholesterol máu nên giúp thông thoáng lòng mạch, hạ huyết áp tốt hơn. Với chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần thiên nhiên nên Định Áp Vương an toàn khi sử dụng lâu dài.
Định Áp Vương- Hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiệu quả
Đặc biệt, thành phần cao cần tây đã được nghiên cứu chứng minh là có khả năng làm hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38mmHg. Tác dụng này kéo dài kể cả khi không còn sử dụng thảo dược này một thời gian. Bên cạnh đó, cao cần tây còn không gây độc ngay cả khi sử dụng với liều rất cao lên tới 5000 mg/kg cân nặng. Nghiên cứu tại Indonesia vào năm 2019 cũng cho thấy, cao lá cần tây vừa có khả năng làm giảm chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trường, vừa giúp làm giảm mỡ máu hiệu quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương được các chuyên gia đánh giá cao với công dụng hỗ trợ ổn định huyết áp. Theo đó, PGS.TS Nguyễn Minh Hiện đã có chia sẻ về tác dụng của Định Áp Vương trong việc kiểm soát huyết áp như sau: “Định Áp Vương với thành phần là cao cần tây có tác dụng cải thiện tình trạng cao huyết áp, còn thành phần nattokinase giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ do cao huyết áp”. Mời bạn đọc xem chi tiết trong video sau:
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ ổn định huyết áp. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn Định Áp Vương với mục đích kiểm soát huyết áp. Tiêu biểu là trường hợp của cô Phạm Thị Đào ở quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh. Mắc tăng huyết áp đã lâu, sử dụng thuốc tây thì bị ho sặc sụa, người mệt rũ. Trong một lần lướt facebook, tình cờ cô Đào biết đến Định Áp Vương và mua về sử dụng. Sau 3 tháng sử dụng Định Áp Vương, chỉ số huyết áp tâm thu của cô Đào đã giảm từ 160 mmHg xuống còn 110 - 120 mmHg. Điều đáng mừng là từ đó đến nay, chỉ số huyết áp của cô vẫn giữ ổn định như vậy chứ không tăng cao như trước nữa.
Ngoài ra, rất nhiều người bệnh sử dụng Định Áp Vương và cho kết quả khả quan. Mời bạn xem thêm chia sẻ của ông Nguyễn Văn Mạnh trong video dưới đây:
Ngoài ra, theo khảo sát trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,8% người bệnh cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Định Áp Vương với mục định kiểm soát huyết áp.
Những nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp khó có thể xác định rõ ràng, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tốt huyết áp nếu kiên trì thực hiện đúng các biện pháp nêu trên. Bên cạnh việc tích cực thay đổi thói quen sinh hoạt, dùng thuốc điều trị, người bệnh hãy sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh tăng huyết áp, bạn đọc vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để được dược sĩ của chúng tôi tư vấn thêm nhé!
Tài liệu tham khảo
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension
https://www.nhs.uk/conditions/high-blood-pressure-hypertension/