Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm có thể gây tắc mạch máu não, xuất huyết não gây đột quỵ. Không chỉ có vậy, tăng huyết áp có thể gây nhiều biến chứng không thể tránh khỏi và thậm chí rất nặng nếu không được điều trị kịp thời. Một trong số đó là nhồi máu cơ tim

Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Ở người lớn khi đo huyết áp theo phương pháp Korottkof, nếu huyết áp (HA) tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg thì được gọi là tăng huyết áp hệ thống động mạch.

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây lên nhiều biến chứng nguy hiểm

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Tăng huyết áp được chia ra làm 2 loại tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

Tăng huyết áp tự phát (tiên phát) không rõ nguyên nhân chiếm 90 – 95% những trường hợp bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp thứ phát (có nguyên nhân) chiếm 5 – 10% trường hợp bị tăng huyết áp.

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát bao gồm: giảm đàn hồi của động mạch chủ, tăng thể tích tống máu, bệnh lý thận (viêm thận – bể thận, viêm cầu thận…), bệnh nội tiết (cường chức năng thượng thận, u tủy thượng thận…), bệnh lý thần kinh (rối loạn tâm thần, hội chứng tăng áp lực nội sọ…), ăn mặn, stress, di truyền.

Tăng huyết áp gây nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những biến chứng của tăng huyết áp, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Bệnh tiến triển thầm lặng kéo dài, ít thấy các triệu chứng lâm sàng, nhưng đau ngực là dấu hiệu nổi bật của nhồi máu cơ tim cấp. Người bệnh thường thấy đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc ngực trái, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út, đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải hoặc vùng bụng trên, cơn đau kéo dài hơn 20 phút. Các dấu hiệu khác đi kèm có thể gặp như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn, rối loạn tiêu hóa…, tăng sinh xơ hóa cơ tim, phì đại tế bào cơ tim dần dần xuất hiện các tổn thương của tim như phì đại thất trái kèm giãn hay không giãn buồng thất, suy tim, bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp, nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim là biến chứng của tăng huyết áp

Nhồi máu cơ tim là biến chứng của tăng huyết áp

Huyết áp tăng cao làm tăng áp lực trên thành động mạch nuôi tim, lâu ngày tạo thành mảng xơ cứng khiến lớp vỏ thành động mạch bị xơ vữa. Khi có mảng xơ vữa, áp lực dòng máu lớn sẽ dễ gây bong, vỡ mảng xơ vữa. Các mảng này sẽ di chuyển trong lòng mạch, làm bít tắc lòng mạch. Hơn nữa, mảng xơ vữa bong ra cũng là một yếu tố dẫn đến hình thành cục máu đông – là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim. Biến chứng nhồi máu cơ tim có thể xảy ra sớm trong giai đoạn cấp và những biến chứng muộn sau đó. Cho dù được điều trị, qua khỏi giai đoạn cấp, nhồi máu cơ tim có thể gây ra những biến chứng muộn có tỉ lệ tử vong cao và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, kinh tế cho gia đình và xã hội. Vì tình trạng nghiêm trọng của nó, phòng ngừa nhồi máu cơ tim là việc mà mỗi người đều cần phải chú ý thực hiện. Trong đó, phòng ngừa và kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông bằng thuốc, bằng chế độ sinh hoạt cũng là một trong những cách ngăn ngừa nguyên nhân quan trọng dễ gây nên nhồi máu cơ tim.

Ngăn ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim của tăng huyết áp

Rèn luyện thể dục thường xuyên

Những người tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày trong ít nhất 4 ngày/tuần huyết áp của họ giảm trung bình 4mmHg đối với huyết áp tâm thu và 3mmHg đối với huyết áp tâm trương.

Giảm muối trong bữa ăn

Một vài nghiên cứu sau đó nghiên cứu sự thay đổi huyết áp khi đưa vào cơ thể lượng muối khác nhau và người ta nhận thấy, huyết áp thay đổi theo từng bậc cùng với sự thay đổi của lượng muối, và tất nhiên huyết áp sẽ càng giảm nếu lượng muối càng giảm.

Nếu không muốn bị huyết áp cao hãy giảm muối trong bữa ăn hàng ngày

Nếu không muốn bị huyết áp cao hãy giảm muối trong bữa ăn hàng ngày

Hạn chế sử dụng chất có cồn

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc hạn chế rượu, bia giúp làm giảm huyết áp với con số trung bình là 3mmHg huyết áp tâm thu và 2mmHg huyết áp tâm trương. Do đó, nếu không muốn bị tăng huyết áp, hãy hạn chế sử dụng chất có cồn mỗi ngày.

Ngưng sử dụng thuốc lá

Nicotin trong khói thuốc lá có thể làm kích thích hệ thần kinh giao cảm và làm tăng epinephrin và norepinephrin dẫn tới làm tăng huyết áp. Hút thuốc lá là nguyên nhân làm tăng huyết áp tâm thu khoảng 4mmHg và 3mmHg đối với huyết áp tâm trương.

Thực hiện chế độ ăn DASH

Chế độ ăn DASH được xây dựng theo kiến nghị của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, với những thực phẩm chủ yếu là ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây, sữa ít béo hoặc không béo… Đây là chế độ ăn thân thiện với ít chất béo, thịt đỏ và đường. Đặc biệt, chế độ ăn này sẽ giúp hạn chế muối, từ đó giúp hạ huyết áp tự nhiên. Tùy theo điều kiện sức khỏe, bạn có thể chọn lượng muối mỗi ngày là 2.300 mg (lượng tiêu chuẩn), hoặc thấp hơn là 1.500 mg. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, 1.500mg là giới hạn trên cho người trưởng thành bị cao huyết áp.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị tăng huyết áp 

Từ những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, cần tây khi được chiết xuất sẽ phát huy tác dụng hiệu quả hơn nhiều. Thêm vào đó, để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả cho người bị tăng huyết áp, các chuyên gia tại Việt Nam đã chỉ ra nên kết hợp thảo dược này với hoàng bá, dâu tằm, cao tỏi hay Nattokinase… Đây cũng chính là công thức được sử dụng để bào chế ra Định Áp Vương – thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nhiều người tin dùng.

Bên cạnh phát huy tác dụng của cần tây, Định Áp Vương còn sử dụng thêm các thảo dược: Tỏi với tác dụng trong bảo vệ, ngăn ngừa và chống lại các bệnh về hệ thống tim mạch như xơ vữa động mạch và cao áp huyết và giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn; hoàng bá chứa hoạt chất berberin – hoạt chất chứa trong cao hoàng bá có tác dụng hạ cholesterol máu nên giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, làm thông thoáng lòng mạch giúp hạ áp; dâu tằm: dịch chiết vỏ rễ dâu gây hạ huyết áp, giãn mạch…

Quan trọng nhất, Định Áp Vương tác động theo cơ chế 2 chiều: khi cơ thể nghỉ, huyết áp giảm, khi cơ thể vận động, huyết áp tăng. Điều này giúp cho cơ thể không bị mệt mỏi khi hoạt động.

Thuỳ Dung