Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch đang trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm trên toàn cầu. Tại Việt Nam, số người mắc cao huyết áp gia tăng nhanh chóng trong vòng 20 năm qua. Cao huyết áp có thể do sự gia tăng của huyết áp tâm thu, tâm trương hoặc cả 2. Câu hỏi huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều người. Cụ thể vấn đề này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
Thế nào là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương?
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch, nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể, được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của ngoại vi. Huyết áp được xác định bằng 2 chỉ số: Chỉ số thứ nhất (hay chỉ số trên) là huyết áp tâm thu – mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp. Chỉ số thứ hai (hay chỉ số dưới) là huyết áp tâm trương – mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.
- Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
- Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
- Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (huyết áp tâm thu từ 120 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 - 89 mmHg).
>>> XEM THÊM: Ưu, nhược điểm của việc tự kiểm soát huyết áp tại nhà
Triệu chứng cao huyết áp bạn cần biết
Tăng huyết áp thường không có triệu chứng đặc hiệu, nhất là trong giai đoạn đầu. Trong một vài trường hợp, có thể xuất hiện một vài dấu hiệu sau:
– Đau đầu: Có thể đau vùng đỉnh đầu, 2 bên thái dương, lúc đau lúc không. Trường hợp bị cơn tăng huyết áp ác tính (huyết áp đột ngột tăng quá cao) thì có cảm giác đau đầu dữ dội.
– Chóng mặt ù tai: Người tăng huyết áp thỉnh thoảng bị chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, có thể kèm theo ù tai, hoa mắt.
– Mất ngủ: Tăng huyết áp làm cho bệnh nhân khó ngủ, ngủ không sâu giấc, có thể hay mê sảng, nhiều trường hợp mất ngủ thường xuyên, không ngủ được.
– Suy giảm trí nhớ: Tăng huyết áp làm cản trở lưu thông máu đến nuôi dưỡng cho não bộ, lâu ngày làm suy giảm trí nhớ với biểu hiện hay quên.
Các biểu hiện cao huyết áp thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Hầu hết mọi người đều không biết mình bị cao huyết áp, chỉ được biết khi vô tình đi kiểm tra sức khỏe có đo huyết áp hoặc nhập viện vì các biến chứng của bệnh. Để chẩn đoán được từ sớm, giúp điều trị kịp thời, nhằm giảm thiểu nguy cơ các biến chứng, hãy thường xuyên đo và theo dõi chỉ số huyết áp của mình.
>>> XEM THÊM: Cao huyết áp bẩm sinh phải làm sao?
Huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không?
Huyết áp tâm trương cao thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên (khoảng dưới 50 tuổi). Vậy huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không? Huyết áp tâm trương cao có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng và bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể, đối với hệ tim mạch, huyết áp tâm trương cao khiến tim bị suy giảm chức năng tim do phải hoạt động quá sức một cách thường xuyên. Tim bị thiếu máu hoặc xảy ra hiện tượng nhồi máu cơ tim có thể gây đột quỵ, đe dọa tới tính mạng.
Ngay cả khi không có tiến triển nào khác, tăng huyết áp tâm trương đơn độc cũng làm tăng khả năng biến chứng tim mạch nghiêm trọng. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành tăng huyết áp Journal of Hypertension lưu ý rằng, những người lớn bị tăng huyết áp tâm trương đơn độc tiềm ẩn nguy cơ biến chứng tim mạch gấp đôi so với những người lớn có huyết áp bình thường. Đối với não, huyết áp tâm trương cao gây thiếu máu cục bộ và oxy lên não. Tình trạng tai biến mạch máu não cũng có thể xảy ra, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra, huyết áp tâm trương cao còn gây ảnh hưởng tới hệ nội tiết. Về lâu dài, người mắc bệnh huyết áp tâm trương cao thường bị suy thận.
>>> XEM THÊM: Tại sao ngày càng nhiều người tử vong vì đột quỵ do biến chứng tăng huyết áp?
Giải pháp giúp cải thiện triệu chứng cao huyết áp hiệu quả
Để kiểm soát huyết áp tâm thu cũng như huyết áp tâm trương, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc sau đây: Thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi,… Nếu bị tăng huyết áp tâm trương đơn độc hoặc tăng huyết áp hỗn hợp, bạn nên thực hiện những thay đổi lối sống như: Không hút thuốc; Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, sản phẩm sữa ít chất béo và giảm lượng muối; Tập thể dục đều đặn - ít nhất 30 phút hoạt động vừa phải mỗi ngày; Giảm uống rượu bia; giữ lượng đường và cholesterol máu ở mức bình thường.
Hiện nay, nhiều người có xu hướng kết hợp sử dụng thêm sản phẩm chứathành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị cao huyết áp. Những nghiên cứu trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam đã chứng minh, cần tây có những tác dụng tốt với người bị tăng huyết áp. Để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả toàn diện trong kiểm soát huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với các thảo dược quý khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate,… và bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại dưới dạng viên nén mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương.
Định Áp Vương là sản phẩm có tác dụng tốt cho người tăng huyết áp do đáp ứng đồng thời tất cả các mục tiêu trong điều trị tăng huyết áp đó là: An toàn khi sử dụng lâu dài, thường xuyên; giữ được mức huyết áp tối ưu mà không gây tụt huyết áp ở người sử dụng; ngăn ngừa biến chứng của bệnh tăng huyết áp.
CÁCH CHỮA CAO HUYẾT ÁP ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI ÁP DỤNG
>>> Anh Huỳnh Quốc Tuấn (Hậu Giang) hết chóng mặt, xa xẩm mặt mày vì cao huyết áp, đồng thời tìm lại “bản lĩnh phái mạnh”
Ngay sau khi sử dụng hộp Định Áp Vương đầu tiên với liều sáng 3 viên, tối 3 viên, tình trạng của anh Tuấn đã cải thiện trông thấy, anh không còn thấy chóng mặt, xây xẩm mặt mày nữa, huyết áp từ đó cũng cải thiện, luôn duy trì ở mức ổn định 110 - 120 mmHg. Từ khi huyết áp được kiểm soát tốt, sức khỏe của anh cũng được cải thiện rõ rệt, anh cảm thấy cơ thể khỏe khoắn và tràn đầy sức sống.
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm kiểm soát huyết áp tại nhà thành công của ông Nguyễn Văn Mạnh (Bắc Ninh) – SĐT: 0399.661.024 Ở ĐÂY
ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA
Ý kiến đánh giá của PGS.TS Dương Trọng Hiếu về sản phẩm Định Áp Vương – Phương pháp mới giúp kiểm soát huyết áp: “Trong điều trị tăng huyết áp, cần giữ tâm lý thoải mái, bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ (đạm, đường, mỡ, vitamin, muối khoáng,...). Các thực phẩm tốt bao gồm: Đậu tương lên men, cần tây, tỏi,... Bạn cũng có thể dùng bổ sung các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp tốt, tiêu biểu như Định Áp Vương với thành phần: Cao cần tây, nattokinase, cao dâu tằm, hoàng bá, tỏi, magie, kali,...)”.
>>> XEM THÊM: Chuyên gia phân tích tác dụng của cao cần tây trong Định Áp Vương đối với người cao huyết áp
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không? Đo huyết áp thường xuyên, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện đều đặn, sử dụng sản phẩm Định Áp Vương là lời khuyên chuyên gia dành cho bạn để ngăn ngừa cao huyết áp!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline: 0902.207.739