Tăng huyết áp là cụm từ đã không còn xa lạ với tất cả mọi người. Là căn bệnh nguy hiểm, tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng như tai biến mạch máu não, suy thận… Và còn nguy hiểm hơn khi những thống kê gần đây cho thấy số người mắc bệnh tăng huyết áp đang có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh này và dựa vào đâu để biết mình đang bị tăng huyết áp? Xem ngay nội dung dưới đây!

Những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp

Đối với người bị cao huyết áp, nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch não) tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần so với người bình thường. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này:

Mạch máu

Động mạch bị hư, hỏng và thu hẹp: Tăng huyết áp có thể làm hư hỏng các tế bào lớp lót bên trong động mạch. Nếu chế độ ăn hàng ngày của bạn chứa nhiều chất béo, dần dần các chất này sẽ tạo thành những mảng bám ở thành mạch, khiến mạch máu giảm độ đàn hồi và thu hẹp lại, hạn chế lượng máu lưu thông trong cơ thể.

Phình động mạch: Áp lực lớn do cao huyết áp sẽ làm thành mạch bị giãn nở quá mức và gây phình động mạch. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch nào trong cơ thể, nhưng phổ biến nhất là động mạch chủ. Nó có thể gây vỡ mạch máu, khiến máu tràn ra ngoài, gây những hậu quả khôn lường. Ví dụ: Vỡ mạch máu ở não sẽ khiến xuất huyết não, dẫn đến đột quỵ.

Các bộ phận chính chịu ảnh hưởng của căn bệnh tăng huyết áp

Các bộ phận chính chịu ảnh hưởng của căn bệnh tăng huyết áp

Tim

Bệnh mạch vành (CAD): Cao huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Bệnh mạch vành là tình trạng các mạch máu nhỏ cung cấp máu và oxy cho tim bị thu hẹp, còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh tim mạch vành. Các mạch máu này bị hẹp khiến lượng máu lưu thông vào tim bị hạn chế. Điều này dẫn đến chứng đau thắt ngực, nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), đau tim…

Dày thất trái: Huyết áp cao làm cho tâm thất trái trở nên dày hoặc cứng hơn, khiến ảnh hưởng đến độ đàn hồi của thành cơ tim và không thể cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Tình trạng này dẫn đến đau tim, thiếu máu tim cục bộ, ngừng tim đột ngột và thậm chí là tử vong.

Suy tim: Nếu không kiểm soát được chứng tăng huyết áp, sẽ khiến tim mệt mỏi vì thường xuyên phải làm việc quá sức.

Não

Thiếu máu não thoáng qua (TIA) là một dạng đột quỵ nhẹ, do lượng máu cung cấp lên não không đủ. Nó thường do xơ vữa động mạch hoặc cục máu đông – cả hai tình trạng này đều phát sinh từ chứng tăng huyết áp.

Đột quỵ: Cơn đột quỵ có thể xảy ra khi một phần của não bị thiếu máu, khiến các tế bào bị chết. Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Do nó làm hư hỏng các mạch máu, tạo thành cục máu đông chặn dòng chảy của máu, làm vỡ những mạch máu ở não và gây xuất huyết não.

Thận

Huyết áp cao sẽ làm tổn thương mạch máu, trong đó có mạch máu của thận. Điều này gây ra một số bệnh về thận khiến các chức năng của thận bị suy giảm dẫn đến suy thận, xơ cứng tiểu cầu thận, phình và vỡ động mạch thận...

Nguy hiểm là thế, vậy làm thế nào để phát hiện bản thân đang bị tăng huyết áp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng huyết áp

Trên thực tế, bệnh tăng huyết áp không có dấu hiệu đặc trưng. Các triệu chứng bệnh rất phức tạp và nặng nhẹ khác nhau, biểu hiện tuỳ thuộc theo thể trạng của từng người. Nếu phát hiện bản thân đang có những triệu chứng sau cần đến các cơ sở Y tế gần nhất để kiểm tra huyết áp của mình:

- Choáng váng, nhức đầu.

- Mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt.

- Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp.

- Đỏ mặt, buồn nôn.

Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt là một trong những dấu hiệu người tăng huyết áp gặp phải

Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt là một trong những dấu hiệu người tăng huyết áp gặp phải

Tuy nhiên đa số người mắc bệnh không có triệu chứng gì và phần lớn thậm chí còn không biết mình bị bệnh. Các triệu chứng kể trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Chính vì thế tăng huyết áp còn được gọi là ‘kẻ giết người thầm lặng”.

Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp

Tuy không có dấu hiệu cụ thể để nhận biết, bạn và người thân hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách thực hiện những điều sau:

- Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Đây là cách hiệu quả nhất để sớm nhận biết và phòng biến chứng của bệnh. Để kiểm soát huyết áp, bạn có thể đo huyết áp tại nhà hoặc thường xuyên tới các cơ sở để được kiểm tra tình trạng huyết áp của mình

Đo huyết áp là cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng bệnh

Đo huyết áp là cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng bệnh

- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: Để phòng ngừa tăng huyết áp, cần giảm thiểu ăn mặn trong bữa ăn hằng ngày, tốt nhất nên ăn dưới 5g muối. Không chỉ có vậy, cần bổ sung rau xanh, củ, quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Hạn chế ăn các thực phầm nhiều cholesterol axít béo no như đồ ăn sẵn, đồ chiên, xào, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo đủ kali cần thiết và các yếu tố vi lượng khác cho cơ thể.

- Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.

- Hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia. Ngừng sử dụng thuốc lá nếu không muốn nguy cơ mắc bệnh tăng lên.

- Tích cực tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.

- Hạn chế để cơ thể ở tình trạng stress, lo lắng.

Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, cần tuân theo chế độ ăn uống, tập luyện của bác sỹ và sử dụng sản phẩm giúp ỔN ĐỊNH huyết áp. Trong số các sản phẩm hiện có trên thị trường Định Áp Vương là sản phẩm được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng và được tin dùng bởi hàng trăm ngàn người bị tăng huyết áp.

Định Áp Vương - Xu hướng mới cho người tăng huyết áp

Định Áp Vương – sản phẩm thảo dược cho người tăng huyết áp

Định Áp Vương – sản phẩm thảo dược cho người tăng huyết áp

Cần tây trong Định Áp Vương có tác dụng hạ áp thông qua tác dụng làm chậm nhịp tim và giãn mạch; hạ huyết áp tâm thu và tâm trương. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến nhịp tim người bình thường.

Định Áp Vương tác dụng theo cơ chế 2 chiều: khi cơ thể nghỉ, huyết áp giảm; khi cơ thể hoạt động, huyết áp tăng nên không gây mệt mỏi, không làm suy yếu cơ thể; tăng cường sức khỏe toàn trạng cho cơ thể.

Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược do đó KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ và đạt hiệu quả sau 1-2 tuần sử dụng.

Nếu vẫn chưa đủ tin tưởng, hãy tham khảo nội dung sau để hiểu rõ tác dụng trị bệnh của từng thành phần trong Định Áp Vương và câu chuyện về một người bệnh tăng huyết áp ổn định huyết áp thành công:

Thùy Dung 

Thực phẩm này không phải thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữ bệnh