Tăng huyết áp đang trở thành mối nguy hại hàng đầu, đe dọa đến tính mạng của hàng triệu người Việt Nam mỗi năm. Để điều trị hiệu quả căn bệnh này, người bệnh cần kết hợp uống thuốc ổn định huyết áp và chế độ dinh dưỡng, tập luyện đều đặn. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là hầu hết người mắc bệnh đều chỉ dành sự quan tâm cho tập luyện thể thao mà chưa thực sự chú ý đến dinh dưỡng.

Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp

Mục tiêu điều trị là nhằm giảm tối đa nguy cơ tim mạch trước mắt cũng như lâu dài, ngăn ngừa tiến triển của tăng huyết áp, phòng ngừa các biến chứng và tử vong do nguyên nhân tim mạch, kéo dài tuổi thọ và chất lượng sống…

Để điều trị hiệu quả căn bệnh này, bạn cần kết hợp sử dụng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc theo 3 nguyên tắc cơ bản sau:

 - Sử dụng thuốc hạ áp thường xuyên, không tự ý bỏ thuốc: Thuốc hạ áp là phương pháp giúp đưa chỉ số huyết áp về mức ổn định, tránh gây nguy hiểm cho người bệnh. Để đạt hiệu quả, người bệnh cần sử dụng thường xuyên, liên tục, tránh tự ý tăng liều hay ngưng dùng thuốc.

- Tạo thói quen vận động: Vận động là yếu tố không thể thiếu trong điều trị cao huyết áp. Vận động thường xuyên giúp máu được lưu thông tốt hơn, tránh xuất hiện cục máu đông, hay xơ vữa thành mạch. Đồng thời cũng giúp người bệnh duy kiểm soát cân nặng, tránh nguy cơ béo phì. Do đó, người bệnh nên tập thể dục, vận động làm ấm cơ thể trước khi ra bên ngoài.

- Chế độ ăn uống phù hợp: Bên cạnh dùng thuốc và tập luyện đúng cách, người mắc tăng huyết áp cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, tránh các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp như muối, nội tạng…

Sai lầm trong điều trị tăng huyết áp

Để đạt hiệu quả điều trị bệnh cao nhất, người bệnh cần kết hợp thực hiện song song 3 nguyên tắc/nhiệm vụ trên. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là hầu hết bệnh nhân chỉ quan tâm đến tập luyện sao cho hợp lý, đúng cách mà không thực sự chú ý đến việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Họ cho rằng, ăn thế nào chả được, lên một thực đơn dinh dưỡng mất nhiều thời gian, hơn nữa lại rất phức tạp. Thêm vào đó, họ không thể ăn những thứ họ thích, từ đó dẫn đến tâm lý không thoải mái, stresss…

Khi được hỏi về quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp, hầu hết bệnh nhân đều trả lời rằng họ chỉ uống thuốc và tập luyện đều đặn. Còn khi được hỏi có biết người tăng huyết áp không nên ăn gì và nên ăn gì, hầu hết đều không thể đưa ra câu trả lời chính xác. Chính điều này cho thấy người bệnh tăng huyết áp vẫn còn coi nhẹ chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị.

Hệ quả khôn lường khi coi nhẹ dinh dưỡng

Thực tế, trong thức ăn hàng ngày, có rất nhiều thực phẩm/ gia vị khiến cho bệnh tăng huyết áp có xu hướng chuyển biến xấu hơn, khiến bệnh nặng hơn, kể cả khi người mắc bệnh có sử dụng thuốc hạ áp. Dưới đây là một số thực phẩm khiến tình trạng bệnh của bạn xấu đi:

Một số thực phẩm người tăng huyết áp cần “tránh”

Một số thực phẩm người tăng huyết áp cần “tránh”

- Đường tinh chế. Đường tinh chế góp phần vào việc làm tích tụ mỡ trong cơ thể, và điều này thường dẫn đến béo phì. Đường cũng được biết đến là nguyên nhân gây tăng huyết áp, đặc biệt ở những người thừa cân, theo Msn.

- Cà phê. Đồ uống có chứa caffeine như cà phê có thể gây ra hiện tượng huyết áp tăng lên đến mức báo động. Khi vào cơ thể, caffeine khiến các tuyến thượng thận giải phóng cortisol và adrenaline dư thừa - những chất này là tác nhân làm huyết áp tăng cao.

- Thức ăn nhanh, đặc biệt là khoai tây chiên thường chứa các loại dầu làm từ chất béo trans, dễ dẫn đến béo phì và bệnh tim. Ngoài ra, thức ăn nhanh còn chứa rất nhiều natri nên cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp.

- Sodium. Các loại thực phẩm như giăm bông, thức ăn đông lạnh, súp đóng hộp… chứa một lượng lớn muối. Và muối là một trong những thủ phạm từ lâu đã được biết đến là nguyên nhân làm tăng huyết áp, theo Msn.

- Thực phẩm đóng hộp. Những thực phẩm chế biến chứa một lượng lớn natri có thể trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ nước của thận. Việc lưu giữ nước góp phần vào làm huyết áp tăng cao.

- Đồ uống ngọt. Đồ uống có đường có thể dẫn đến béo phì và gây ra hiện tượng lắng đọng chất béo dư thừa. Như đã biết, béo phì thường dẫn đến tăng huyết áp, kháng insulin và tiểu đường, theo Msn.

- Rượu. Tiêu thụ một lượng rượu nhỏ đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tim mạch và thậm chí có thể làm hạ huyết áp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra thói quen tiêu thụ nhiều hơn 1 ly rượu một ngày có thể làm huyết áp tăng cao.

Do đó, nếu bạn tiếp tục sử dụng các thực phẩm này, kể cả khi bạn có đang uống thuốc và tập luyện hợp lý, bệnh tình của bạn không những không thuyên giảm mà còn có nguy cơ nặng hơn, gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tăng huyết áp

Yêu cầu dinh dưỡng đối với người bệnh tăng huyết áp là: ăn uống hợp lý, đủ chất, bảo đảm cho tim mạch hoạt động tốt, tránh hoặc hạn chế các bệnh gây tăng huyết áp như: vữa xơ động mạch, cholesterol máu cao, tiểu đường, suy gan, thận... Muốn thế cần thực hiện việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm như sau:

Một số thực phẩm rất tốt cho người bị tăng huyết áp

Một số thực phẩm rất tốt cho người bị tăng huyết áp

- Năng lượng: 35Kcal/Kg cân nặng/ngày. Người thừa cân và béo phì thì cần ít hơn để giảm cân.

- Chất đạm (protein): 0.8 - 1g/kg cân nặng/ngày. Người bệnh nên sử dụng các thực phẩm giàu đạm như cá Cá, thịt nạc của gia súc gia cầm như thịt trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt, ngan ngỗng... Chú ý dùng nhiều các loại đạm thực vật như đậu nành, đậu đen, đậu xanh, vừng, lạc... Nếu đã có biến chứng suy thận thì cần giảm xuống 0,4 - 0,6g/kg cân nặng/ngày.

- Chất bột đường (glucid): Nên dùng các hạt ngũ cốc như gạo tẻ, gạo nếp, khoai củ. Cần hạn chế các loại đường vì có thể gây hại cho răng, cho tụy, nhất là ở người bệnh đái tháo đường. Mật ong cũng nên hạn chế như các loại đường khác, chỉ dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Chất béo (lipid): 15 - 20% năng lượng. Ăn ít mỡ, bơ dùng dầu từ cá, đậu tương, lạc, vừng là tốt nhất. Bỏ thức ăn chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, tim, gan, ăn ít trứng.

- Rau và trái cây: chứa nhiều kali và hầu như không có natri, rất có lợi cho tim mạch; rau, trái cây tươi chứa nhiều vitamin thiên nhiên và nhiều chất chống ôxy hóa, góp phần chống lão hóa; có nhiều chất xơ, cần thiết cho hoạt động tiêu hóa và giúp thải trừ cholesterol ra ngoài...

- Muối khoáng: Có lợi cho sức khỏe như kali, magiê, canxi, trừ natri. Nếu ăn nhiều natri sẽ gây tăng huyết áp, chỉ ăn dưới 5g/ngày bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu kali sẽ làm giảm huyết áp. Canxi có vai trò kích thích co cơ trơn thành mạch làm mạch máu co giãn đàn hồi tốt. Canxi có nhiều trong thức ăn là xương động vật, cá, nghêu, sò, ốc, hến.

- Ngoài ra, người tăng huyết áp không nên dùng các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh dùng rượu, cà phê, chè đặc vì kích thích thần kinh làm tăng huyết áp. Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp với người bệnh (đi bộ khoảng 30-45 phút/ngày). Tránh căng thẳng thần kinh.

Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm giúp ổn định huyết áp. Hiện nay, trên thị trường, Định Áp Vương – sản phẩm chiết xuất từ cần tây đã - đang được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng và hàng triệu người đã cải thiện được tình trạng sau khi sử dung sản phẩm nay. Không giống như thuốc tây, các sản phẩm thảo dược với thành phần từ thiên nhiên. Do đó, sản phẩm an toàn và hoàn toàn không gây tác dụng phụ. Hiện nay trên thị trường, Định Áp Vương đang là sự lựa chọn hàng đầu của hàng triệu người bị tăng huyết áp.

Định Áp Vương hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Định Áp Vương – Sản phẩm thảo dược cho người tăng huyết áp

Định Áp Vương – sản phẩm thảo dược cho người tăng huyết áp

Cần tây trong Định Áp Vương có tác dụng hạ áp thông qua tác dụng làm chậm nhịp tim và giãn mạch; hạ huyết áp tâm thu và tâm trương. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến nhịp tim người bình thường.

Định Áp Vương tác dụng theo cơ chế 2 chiều: khi cơ thể nghỉ, huyết áp giảm; khi cơ thể hoạt động, huyết áp tăng nên không gây mệt mỏi, không làm suy yếu cơ thể; tăng cường sức khỏe toàn trạng cho cơ thể.

Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược do đó KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ và đạt hiệu quả sau 1-2 tuần sử dụng.

Nếu vẫn chưa đủ tin tưởng, hãy tham khảo nội dung sau để hiểu rõ tác dụng trị bệnh của từng thành phần trong Định Áp Vương và câu chuyện về một người bệnh tăng huyết áp ổn định huyết áp thành công cùng Định Áp Vương:


Thuỳ Dung

Để được tư vấn về bệnh tăng huyết áp vui lòng liên hệ: 18006105/ 090 220 7739

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh