Việc hiểu được các chỉ số đo huyết áp thật ra không dễ chút nào vì chúng chứa những từ ngữ chuyên môn như “tâm thu”, “tâm trương”, “mi-li-mét thủy ngân” (mmHg). Tuy phức tạp, nhưng bạn vẫn phải hiểu để có thể kiểm soát được huyết áp, biết huyết áp ở mức nào được xem là bình thường, cũng như khi nào thì huyết áp là quá cao. Từ đó, đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích trong nội dung bài viết này!

Các chỉ số đo huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Khi tim đập, nó co bóp và đẩy máu qua các động mạch đến phần còn lại của cơ thể tạo ra áp lực, gọi là huyết áp. Khi đo huyết áp, kết quả sẽ được hiển thị bởi 2 con số, ví dụ như: 120/80mmHg. Con số ở trên chỉ áp lực trong động mạch trong lúc cơ tim co lại, gọi là huyết áp tâm thu. Số dưới chỉ huyết áp khi cơ tim đang giãn ra, gọi là huyết áp tâm trương. Kết quả bình thường là khi chỉ số trên dưới 120mmHg và chỉ số ở dưới nhỏ hơn 80mmHg. Các chỉ số đo huyết áp tính bằng “mi-li-mét thủy ngân”, viết tắt là “mmHg”. Vậy khi nào thì gọi là cao huyết áp?

Thông thường, bạn sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh cao huyết áp khi huyết áp tâm thu ở mức ≥ 140mmHg hoặc khi huyết áp tâm trương ở khoảng 90 - 99mmHg trong một thời gian dài. Tình trạng này được gọi là cao huyết áp độ 1. Nếu cao huyết áp độ 1 huyết áp là một mối lo, thì cao huyết áp độ 2 lại cho thấy tình trạng đã nghiêm trọng. Nếu chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 160mmHg, huyết áp tâm trương lớn hơn 100mmHg, bạn đang mắc phải cao huyết áp độ 2. Khi chỉ số huyết áp trên 180/110mmHg, điều này cảnh báo cơn cao huyết áp cấp cứu.

>>> XEM THÊM: Tại sao huyết áp không ổn định?

Đo huyết áp như thế nào là chính xác nhất?

Để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm do cao huyết áp thì việc đo huyết áp là vô cùng cần thiết. Nhưng nếu đo không đúng cách rồi dựa vào kết quả sai lệch để quyết định uống thuốc hay không thì nhiều khi tai hại không kém việc quên đo huyết áp. Các chuyên gia khuyến nghị, phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày (sáng, trưa, tối), đo ở cả 2 tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Ở một số người, huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng,….

Những lưu ý khi đo huyết áp tại nhà:

- Tư thế: Trước khi đo nên chọn tư thế ngồi thoải mái, yên vị trên ghế 5 - 10 phút để hoàn toàn thư giãn và thả lỏng cơ thể.

- Không ăn uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì sẽ làm sai lệch kết quả.

- Vị trí đo huyết áp: Với máy đo điện tử, có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay, miễn là vị trí quấn vòng bít phải ngang với tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với mép vòng bít cách nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với tim.

- Nên đo huyết áp ngày 2 lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để bác sĩ tiện đánh giá trong lần tái khám.

>>> XEM THÊM: Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp hiện nay là gì?

Khi được chẩn đoán cao huyết áp nên làm gì?

Sau khi đi khám và nhận chẩn đoán cao huyết áp, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên cho bạn như sau:

- Luôn uống thuốc theo đúng chỉ dẫn: Cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng và thông báo ngay lập tức nếu cảm thấy khó chịu để được thay đổi liều lượng hoặc đổi loại thuốc khác. Luôn luôn mua thuốc mới trước khi hết thuốc để đảm bảo việc dùng thuốc liên tục. Thường xuyên đo và ghi lại chỉ số huyết áp của mình xem thuốc có hiệu quả hay không. Không nên ngưng thuốc cho dù huyết áp đã trở lại bình thường. Không tự ý đưa thuốc của mình cho bạn bè hoặc người thân bị cao huyết áp dùng, do mỗi người sẽ phù hợp với loại thuốc khác nhau.

- Giảm cân nặng nếu thừa cân: Chế độ giảm cân cần đặc biệt quan tâm ở những bệnh nhân nam béo phì thể trung tâm (còn gọi là béo bụng). Giảm béo phì làm giảm được lượng cholesterol và giảm phì đại thất trái.

- Hạn chế rượu: Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ tai biến mạch não ở bệnh nhân cao huyết áp, tăng nguy cơ kháng thuốc điều trị. Một số điều tra ở tộc người da trắng cho thấy, nếu dùng lượng rượu thích hợp thì có thể làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành (hiệu ứng ngược). Do đó, lượng rượu nếu có dùng cần hạn chế ít hơn 30ml ethanol/ngày tương đương với ít hơn 720ml bia, 300ml rượu vang và 60ml rượu Whisky. Tuy nhiên, với một số quốc gia mà người dân có chỉ số cân nặng không cao (như người Việt Nam) thì lượng rượu nếu có dùng chỉ nên bằng một nửa lượng rượu nói trên.

- Tăng cường luyện tập thể lực: Chế độ luyện tập cần ít nhất 30 - 45 phút/ngày và hầu hết các ngày trong tuần.

- Chế độ ăn: Giảm muối (< 6g/ngày), hạn chế tiêu thụ mỡ động vật và đồ ăn giàu cholesterol đã được chứng minh làm giảm chỉ số huyết áp và ngăn chặn nguy cơ biến chứng.

- Bỏ thuốc lá: Cương quyết bỏ thuốc lá trong mọi trường hợp, vì đây là một trong những nguy cơ cao nhất dẫn đến các biến chứng tim mạch.

>>> XEM THÊM: Ăn ngọt có tăng huyết áp không?

Giải pháp hỗ trợ điều trị cao huyết áp từ thảo dược

Ngay cả khi chỉ số huyết áp đã được kiểm soát trong mức bình thường, bạn cũng không được lơ là với sức khỏe của mình. Khi lớn tuổi hơn, việc phòng ngừa lại càng trở nên quan trọng. Để ổn định huyết áp, bên cạnh việc tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thường xuyên, nhiều người có xu hướng kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên, tiêu biểu như Định Áp Vương.

Sản phẩm Định Áp Vương có thành phần chính là cao cần tây kết hợp với cao tỏi, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, nattokinase, kali clorua có tác dụng lợi tiểu, giúp giãn mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn máu, trấn tĩnh, an thần kinh, tất cả các tác dụng này đều góp phần làm giảm sức cản ngoại vi dẫn đến hạ áp. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp giảm cholesterol máu, giảm lipid máu nên làm thông thoáng lòng mạch, hạ huyết áp, tăng chuyển hóa lipid tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhờ đó, tăng cường sức khỏe toàn trạng cho cơ thể. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên Định Áp Vương an toàn khi sử dụng lâu dài.

KINH NGHIỆM CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG CAO HUYẾT ÁP

>>> Bác Nguyễn Văn Quỳnh (số 23, ngõ 43 đường Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) kiểm soát huyết áp hiệu quả sau 3 tháng sử dụng Định Áp Vương – SĐT: 0365.609.785 (nên gọi trong khoảng từ 9 – 11h).

Bác Quỳnh chia sẻ: “Tôi đi khám thì nhận kết luận bị TĂNG HUYẾT ÁP với chỉ số 150/85 mmHg. Tôi được kê đơn uống các loại thuốc tây, nhưng huyết áp không giảm nhiều, hơn nữa khi xét nghiệm thì bị tăng acid uric, creatinine, ure”. Bác Quỳnh tìm hiểu trên Internet và biết đến sản phẩm Định Áp Vương giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả và mua về dùng. Hiện nay, huyết áp của bác luôn ổn định ở ngưỡng bình thường, cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Mời quý độc giả xem chia sẻ của bác Quỳnh trong video dưới đây:

>>> XEM THÊM: Chia sẻ của nhiều người khác về cách kiểm soát huyết áp an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY

Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA

TS. Vũ Thị Khánh Vân phân tích tại sao nên lựa chọn hỗ trợ điều trị cao huyết áp bằng thảo dược: “Thuốc tây có tác dụng hạ huyết áp nhanh nhưng không giữ được huyết áp ổn định và nếu lâu dài để kiểm soát huyết áp sẽ gây ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận. Chính vì vậy, xu hướng sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên có tác dụng tốt trong phòng ngừa và điều trị các vấn đề về huyết áp an toàn mà không để lại tác dụng phụ rất được quan tâm trong thời gian gần đây”. Xem chi tiết trong video sau:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia phân tích tác dụng của cao cần tây trong hỗ trợ điều trị cao huyết áp TẠI ĐÂY

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về các chỉ số đo huyết áp và cách đo huyết áp đúng nhất. Các chuyên gia khuyên bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng sản phẩm Định Áp Vương mỗi ngày để huyết áp luôn trong tầm kiểm soát nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về các chỉ số đo huyết áp và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline: 0902.207.739