Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh rất dễ bị tăng huyết áp, kèm theo triệu chứng đau đầu, buồn nôn, tê cứng vai, chóng mặt… Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Vậy làm sao kiểm soát bệnh hiệu quả?

Tại sao phụ nữ tuổi mãn kinh lại dễ bị tăng huyết áp?

Có rất nhiều lý do khiến huyết áp của chị em trong giai đoạn mãn kinh tăng cao. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến:

- Sự thay đổi nội tiết: Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều loại hormon. Các hormon liên quan đến hệ sinh dục của phụ nữ, bao gồm hormon giới tính (estrogen) hormon kích thích nang, hormon kích thích sự rụng trứng. Khi mãn kinh, vai trò của hormon sinh dục giảm đi. Việc giảm hàm lượng hormon sinh dục gây rối loạn trao đổi chất trong cơ thể, làm gia tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và các bệnh lý tim mạch. Đây là một nguyên nhân chính khiến huyết áp tăng cao.

 

Phụ nữ tuổi mãn kinh dễ bị tăng huyết áp

- Hệ thần kinh giao cảm mất cân bằng: Hoạt động của hệ thần kinh giao cảm tăng cao làm tăng cảm giác ngon miệng, dễ béo phì và khiến cân nặng cũng “leo thang”. Béo phì ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của phụ nữ mãn kinh, cụ thể như: tăng áp lực với tim, gây bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, xơ cứng động mạch. Hormon của hệ thần kinh giao cảm làm co mạch, đặc biệt là các mạch máu nhỏ. Điều đó làm cho sự cung cấp máu đến các cơ quan trong cơ thể trở nên khó khăn và dòng máu lưu thông trong lòng mạch dưới áp lực lớn, khiến huyết áp tăng cao. Quá trình này diễn ra thời gian dài sẽ kéo theo các cơ chế khác, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh như: tăng huyết áp do chức năng thận, xuất hiện tình trạng giữ nước, mạch nhanh… thậm chí dẫn tới biến chứng tim mạch, rối loạn chuyển hoá và rối loạn insulin, dẫn đến bệnh đái tháo đường.

- Mắc các bệnh lý khác: Bước vào tuổi mãn kinh, do hormon estrogen suy giảm, nội tiết thay đổi, chức năng thần kinh thực vật mất thăng bằng, dễ dẫn đến nhiều bệnh lý như: đái tháo đường, loãng xương, đau lưng, dễ gãy xương và các bệnh lý hệ tim mạch dẫn tới huyết áp cao. Tăng huyết áp, đái tháo đường và chứng đau nhức do loãng xương là những chứng bệnh riêng biệt, tuy nhiên, chúng lại thường đi cùng nhau.

Bệnh thận cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới huyết áp tăng cao. Trong bệnh viêm thận cấp tính, nếu điều trị dứt bệnh là huyết áp sẽ xuống, còn nếu là bệnh mạn tính thì sẽ kéo theo tăng huyết áp trong thời gian dài. Do đó, người bị tăng huyết áp cần được bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng thể để xác định căn nguyên gây bệnh và điều trị triệt để.

- Yếu tố tâm lý: Tình trạng căng thẳng thường xuyên dẫn tới sự phá vỡ các cơ chế bảo vệ sức khỏe, đặc biệt gây nên những rối loạn tim mạch. Áp lực công việc càng lớn, tình trạng căng thẳng thường trực nên có thể gây hại cho huyết áp.

Khi căng thẳng thần kinh, huyết áp và nhịp tim tăng cao, điều này khiến tim phải làm việc quá tải và tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong trạng thái căng thẳng thì huyết áp động mạch tăng, đồng thời, nó có ảnh hưởng lên thành phần hoá học của máu, làm tăng hàm lượng cholesterol thúc đẩy phát triển xơ vữa động mạch. Khi đó, các động mạch vành tim bị hẹp lại, hạn chế sự cung cấp máu cho cơ tim gây nên bệnh thiếu máu cơ tim, suy tim.

Phụ nữ tuổi mãn kinh cần kiểm soát huyết áp như thế nào?

Phụ nữ bị tăng huyết áp cần lưu ý: Kiểm soát hàm lượng cholesterol, glucose máu và các chỉ số huyết áp ở mức độ cho phép (không vượt quá 140/90 mmHg, kết hợp bị đái tháo đường thì không vượt quá 130/90 mmHg). Việc điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể dùng một số thuốc có tác dụng điều hoà hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, thông qua đó giúp giảm huyết áp ở giai đoạn tiền mãn kinh.

Bên cạnh đó, chị em cần biết cách kiểm soát cảm xúc, hạn chế căng thẳng để tránh huyết áp tăng cao, ảnh hưởng tai hại đến các cơ quan khác trong cơ thể (não, tim, thận…). Tăng cường hoạt động thể lực bằng các bài tập rèn sức bền như: Đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, thể dục nhịp điệu, đạp xe đạp... Về chế độ ăn uống, chị em cần ăn đủ chất, hạn chế sử dụng muối ăn (không quá 5- 6 gam/ngày), dùng dầu thực vật để chế biến, không ăn thịt mỡ, da động vật, hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều cholesterol (trứng gia cầm, tim, gan động vật, bơ, kem, socola), tăng cường ăn cá, đậu…

Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm thảo dược cũng được xem là một cách hay giúp chúng ta kiểm soát huyết áp hiệu quả, an toàn. Trong đó, sản phẩm đang nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương. Với thành phần chính là cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch kết hợp cùng các vị thuốc khác như: chiết xuất tỏi, hoàng bá… Định Áp Vương giúp làm giảm sức cản động mạch ngoại vi và giảm cung lượng tim, từ đó, giúp ổn định huyết áp hiệu quả.

 

Sản phẩm Định Áp Vương giúp giảm huyết áp về ngưỡng bình thường 

 TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN NGAY ĐỊNH ÁP VƯƠNG ĐỂ ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP, NGĂN NGỪA BIẾN CHỨNG CỦA TĂNG HUYẾT ÁP?

    1. Thành phần từ thiên nhiên, an toàn khi sử dụng lâu dài.

    2. Sản phẩm thảo dược nhưng tác dụng nhanh, hiệu quả có thể thấy ngay sau 1-2 tuần.

    3. Sản phẩm đầu tiên trên thị trường chứa thành phần chính từ Cần Tây – vị thuốc được sử dụng trong dân gian từ rất lâu đời giúp điều trị tăng huyết áp, được bào chế theo công nghệ hiện đại rất tiện dụng, đặc biệt với những bệnh cần thường xuyên sử dụng thuốc như tăng huyết áp. 

    4. Là sản phẩm thảo dược có cơ chế tác dụng lên tình trạng tăng huyết áp một cách hiệu quả: Giảm cung lượng tim, giảm sức cản ngoại vi, giãn mạch, giảm thể tích tuần hoàn, an thần kinh, giúp thông thoáng lòng mạch. Ngoài ra Định Áp Vương còn giúp cơ thể tăng tiêu hủy đường và lipid tại các mô, điều này vừa giúp tạo năng lượng cho cơ thể, vừa giúp giảm lipid đường trong máu, làm cho cơ thể hết cảm giác mệt mỏi, rất tốt cho những người mắc kèm theo bệnh rối loạn đường huyết, rối loạn lipid máu.

    5. Tác dụng theo cơ chế 2 chiều giúp điều hòa, ổn định huyết áp theo hoạt động của cơ thể, tránh được một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc tăng huyết áp là gây tụt huyết áp.

    6. Huyết áp cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể: Cơ thể nghỉ ngơi thì huyết áp giảm, khi hoạt động thì huyết áp tăng. Các thuốc điều trị huyết áp chỉ có tác dụng 1 chiều, nên trong thời gian sử dụng thuốc, huyết áp hạ xuống và khi cơ thể cần hoạt động thì huyết áp khó có thể điều chỉnh lên mức cần thiết, dẫn đến hoạt động cơ bắp yếu, suy giảm sinh lý, người mệt mỏi. Nhưng khi sử dụng Định Áp Vương, người bệnh không bị các tác dụng phụ này vì Định Áp Vương có khả năng điều hòa huyết áp, không gây mệt mỏi, không làm suy yếu cơ thể, không làm giảm sinh lý; tăng cường sức khỏe toàn trạng cho cơ thể. Giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của tăng huyết áp. 


Sản phẩm này phù hợp cho những người tăng huyết áp, những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp: phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, người thường xuyên căng thẳng tâm lý, tăng lipid máu, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, người béo phì, người ít hoạt động thể lực. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên uống theo đợt từ 1-3 tháng.

Để kiểm soát huyết áp hiệu quả, khi bước sang độ tuổi mãn kinh, chị em cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, vận động hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh và đừng quên sử dụng sản phẩm Định Áp Vương hàng ngày!

Minh Trí

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh