Cuộc sống và công việc bận rộn khiến những người mắc tăng huyết áp từ tuổi 30 không thể dành nhiều thời gian quan tâm điều trị. Và chính điều này dẫn tới những người từ 30 – 50 có thể bị “đột quỵ”, tiêu tan sự nghiệp bất cứ lúc nào vì những sai lầm, thói quen xấu trong quá trình trị bệnh. Đọc bài viết dưới đây để biết 3 sai lầm này là gì và có cách phòng tránh phù hợp.

Quá ỉ lại vào thuốc trị tăng huyết áp

Một phần do cuộc sống bận rộn nên những người mắc tăng huyết áp trong lứa tuổi từ 30 – 50 chỉ có thể sử dụng thuốc hạ áp mà không có thời gian để tìm kiếm các phương pháp khác. Tuy nhiên, một thực tế chỉ ra rằng chính điều này lại khiến huyết áp của họ không hạ được về mức mục tiêu. Bạn cần biết rằng thuốc hạ áp chỉ có tác dụng “giữ huyết áp cố định ở một mức” chứ không thể khiến huyết áp tăng lên mức cần thiết khi cơ thể vận động. Đây cũng là nguyên nhân khiến người mắc tăng huyết áp mệt mỏi khi vận động nhiều, đặc biệt với những người làm việc nhiều, đi lại thường xuyên sẽ có cảm giác choáng váng và khó tập trung.

Thuốc hạ áp là nguyên nhân gây “rối loạn cương dương” ở người trẻ

Thuốc hạ áp là nguyên nhân gây rối loạn cương dương ở người trẻ

Không chỉ có vậy, tác dụng phụ của thuốc hạ áp sẽ khiến bạn mất ngủ, tụt huyết áp khi đứng, rối loạn cương dương, ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng. Đã không ít người bệnh do sử dụng thuốc hạ áp quá nhiều, không kết hợp với ăn uống, tập luyện khoa học bị ngất, dẫn đến tai biến mạch máu não, đột quỵ. Để bản thân không bị đột quỵ vì thuốc hạ áp, mất cả sự nghiệp chỉ vì không biết điều trị đúng cách, hãy kết hợp sử dụng thuốc với thảo dược thiên nhiên để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc cũng như điều trị hiệu quả, an toàn hơn.

Tâm lý chủ quan, uống thuốc thất thường

Mỗi ngày, khoa A9 của bệnh viện Bạch Mai thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ do bỏ thuốc điều trị cao huyết áp. Tuy nhiên điều đáng nói là nhiều người nghĩ các trường hợp này là bị “trúng gió”, chứ không hề biết nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là do người bệnh chủ quan, không dùng thuốc đều đặn. Khi hỏi về lý do chủ quan không dùng thuốc sau khi bệnh nhân hồi phục, đa phần nhận được câu trả lời:

Với những người trẻ không có nhiều thời gian tìm hiểu về bệnh, họ luôn cho rằng, chỉ cần huyết áp giữ ổn định ở mức cho phép là được ngưng sử dụng thuốc giống như các bệnh thông thường. Do đó khi nào huyết áp lên thì uống thuốc, huyết áp hạ thì thôi. Một số trường hợp khác bị các tác dụng phụ của thuốc như đau đầu, mất ngủ, buồn nôn, ho khan, choáng váng… nên bỏ thuốc.

Uống thuốc không đều đặn, tự ý bỏ thuốc sẽ khiến bệnh của bạn nặng hơn

Uống thuốc không đều đặn, tự ý bỏ thuốc sẽ khiến bệnh của bạn nặng hơn

Đây là những quan niệm hết sức sai lầm. Theo các chuyên gia y tế, tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính mà người bị bệnh phải sử dụng thuốc đến trọn đời và không được ngưng thuốc dù huyết áp mục tiêu đã đạt được. Việc bỏ thuốc, hoặc không uống thuốc hàng ngày là vô cùng nguy hiểm. Bởi khi đó, huyết áp không được kiểm soát có thể tăng vọt lên cao bất cứ lúc nào, gây vỡ mạch, xuất huyết não…

Trường hợp anh Mạnh 40 tuổi là một ví dụ. Anh được chuẩn đoán mắc tăng huyết áp. Nhưng khi nào cảm thấy huyết áp lên (mặt đỏ, ù tai, đau đầu, chóng mặt) thì anh mới uống 1 viên thuốc cho hạ xuống. Kết quả là, sau 1 thời gian chủ quan uống thuốc thất thường, một ngày, anh bị méo miệng, mất tự chủ về vận động. Huyết áp của anh khi đưa vào viện kiểm tra lên tới 180/110mmHg. Bác sĩ cho biết anh Hà bị tai biến, liệt nửa người bên trái.

Không đo huyết áp hàng ngày

Người Việt đều không có thói quen kiểm tra đều đặn, định kỳ cho đến khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống. Đối với tăng huyết áp cũng vậy, hầu hết mọi người thường không có thói quen kiểm tra huyết áp hàng ngày và người cao tuổi thường chỉ kiểm tra huyết áp 1 lần trong tháng vào ngày thăm khám định kỳ tại bệnh viện. Người trẻ tuổi còn không kiểm tra huyết áp cho đến khi dùng hết thuốc hay cảm thấy bệnh nặng hơn. Nhiều người còn cho rằng đo huyết áp 1 lần trong 1 tuần hay 1 tháng là đã đủ để biết huyết áp ổn định hay chưa.

Chú ý đo huyết áp hàng ngày để kiểm soát tình trạng bệnh

Chú ý đo huyết áp hàng ngày để kiểm soát tình trạng bệnh

Điều này là hết sức sai lầm. Bởi huyết áp đo trong cùng 1 ngày cũng có sự khác nhau do tác động của nhiều yếu tố như hoạt động thể lực, stress, sự thay đổi nhiệt độ, môi trường, v.v... Do đó, nếu không đo hàng ngày, huyết áp có thể lên cao mà chúng ta không kiểm soát được. Nếu huyết áp lên cao mà không được theo dõi, điều chỉnh, sẽ làm thành mạch rạn nứt tổn thương, tạo điều kiện cho sự hình thành cục máu đông. Cục máu đông di chuyển trong lòng mạch sẽ gây bít tắc ở các mạch máu nhỏ. Lúc này, người bệnh có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nếu cục máu đông gây tắc mạch ở tim, hoặc bị nhồi máu não nếu bị tắc mạch tại não,… Do đó, các chuyên gia của Hội tim mạch học Việt Nam khuyên người tăng huyết áp nên đo huyết áp ít nhất 2 lần hàng ngày, vào buổi sáng sớm và buổi chiều để theo dõi sát sao diễn tiến của bệnh và có các biện pháp can thiệp kịp thời. Thông thường, huyết áp buổi chiều sẽ cao hơn buổi sáng.

Giải pháp điều trị tăng huyết áp đơn giản, hiệu quả cao

Từ những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, cần tây khi được chiết xuất sẽ phát huy tác dụng hiệu quả hơn nhiều. Thêm vào đó, để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả toàn diện cho bệnh nhân tăng huyết áp, các chuyên gia tại Việt Nam đã chỉ ra nên kết hợp thảo dược này với hoàng bá, dâu tằm, cao tỏi hay Nattokinase… Đây cũng chính là công thức được sử dụng để bào chế ra “Định Áp Vương” – thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nhiều người tin dùng.

Bên cạnh phát huy tác dụng của cần tây, Định Áp Vương còn sử dụng thêm các thảo dược: tỏi với tác dụng trong bảo vệ, ngăn ngừa và chống lại các bệnh về hệ thống tim mạch, giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn; hoàng bá chứa hoạt chất berberin – hoạt chất chứa trong cao hoàng bá có tác dụng hạ cholesterol máu nên giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, làm thông thoáng lòng mạch giúp hạ áp; dâu tằm: dịch chiết vỏ rễ dâu gây hạ huyết áp, giãn mạch…

Quan trọng nhất, Định Áp Vương tác động theo cơ chế 2 chiều: khi cơ thể nghỉ, huyết áp giảm, khi cơ thể vận động, huyết áp tăng. Điều này giúp cho cơ thể không bị mệt mỏi khi hoạt động.

Chuyên gia chia sẻ về sản phẩm Định Áp Vương

TS. Vũ Thị Khánh Vân cho rằng: Mỗi nhóm thuốc tây trị tăng huyết áp hiện nay đều có tác dụng phụ khác nhau. Ví dụ như nhóm thuốc lợi tiểu gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ và gây tụt huyết áp khi đứng. hoặc nhóm chẹn anpha giao cảm gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt…hoặc điều này đến từ việc bác cảm thấy mệt mỏi khi mắc bệnh hoặc chế độ ăn uống chưa hợp lý. Thêm vào đó, thuốc tây có tác dụng hạ áp nhanh nhưng cũng gây tụt huyết áp nhanh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của những người cần vận động mạnh như khiến người bệnh  bị ngã, gãy chân, gãy tay hay thâm chí là gây tai biến.

Do đó, để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc đông – tây y để đạt được kết quả điều trị toàn diện nhất. Cũng theo bác sỹ, Định Áp Vương là sản phẩm đầu tiên trên thị trường phát huy được tác dụng chữa bệnh của thảo dược cần tây – khắc tinh bệnh tăng huyết áp. “Để điều trị tăng huyết áp hiệu quả, người bệnh nên sử dụng kết hợp thuốc Tây với Định Áp Vương với thành phần thảo dược sẽ giúp điều hòa chức năng của tạng phủ giúp ổn định huyết áp, từ đó việc điều trị bệnh sẽ toàn diện và đạt được hiệu quả tốt hơn”.

Thuỳ Dung

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh