Tăng huyết áp được xếp nhóm bệnh lý nguy hiểm, với những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe người bệnh. Dưới đây là thông tin về cách điều trị tăng huyết áp an toàn, hiệu quả phổ biến hiện nay.

Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp được định nghĩa là sự tác động áp lực của dòng máu lên thành động mạch. Chỉ số huyết áp được xác định nằm ở mức bình thường sẽ gần với giá trị 120/80mmHg. Tuy nhiên, theo Hội Tim mạch học Việt Nam, khi chỉ số huyết áp đo được dao động cách xa mức bình thường đó, cụ thể là từ 140/90mmHg trở lên thì sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh tăng huyết áp. Việc đánh giá các chỉ số này sẽ được thực hiện bởi cán bộ y tế thông qua các loại máy đo huyết áp.

tang-huyet-ap-la-tinh-trang-tang-ap-luc-mau-len-thanh-mach.webp

Tăng huyết áp là tình trạng tăng áp lực máu lên thành mạch

Điều trị tăng huyết áp như thế nào?

Các chuyên gia cảnh báo, khi được chẩn đoán tăng huyết áp, người bệnh cần phải tuân thủ các biện pháp điều trị được chỉ định bởi bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng. Các phương pháp điều trị cao huyết áp bao gồm: Điều chỉnh lối sống và dùng thuốc hạ huyết áp. Cụ thể như sau:

Điều chỉnh lối sống

Ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn, bao gồm:

Tăng cường luyện tập thể thao

Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, đúng cách, cường độ phù hợp với thể trạng sẽ góp phần điều hòa nhịp tim qua đó giúp cải thiện chức năng tim. Điều này góp phần giảm áp lực lên thành động mạch nhờ đó giúp hạ huyết áp. Một số bài tập gợi ý cho người bệnh tăng huyết áp như: Đi bộ, đạp xe, bơi, yoga,...

Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Người thừa cân, béo phì có hàm lượng cholesterol cao làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa, ngăn cản dòng máu lưu thông, dẫn đến tăng huyết áp. Do đó, người mắc bệnh tăng huyết áp nên cố gắng đưa cân nặng về ngưỡng bình thường khi chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng từ 18,5 - 22,9 để quá trình kiểm soát huyết áp đạt hiệu quả cao hơn. Bạn có thể tính chỉ số khối của cơ thể theo công thức sau:

Chỉ số khối cơ thể (BMI) = W/(H)2

Trong đó: W là trọng lượng cơ thể (kg) và H là chiều cao (m)

Bổ sung nhiều kali và ít natri

Theo khoa học, kali có vai trò làm giảm áp lực dòng máu từ đó góp phần làm hạ huyết áp. Một số thực phẩm chứa nhiều kali tự nhiên như: Sữa chua, chuối, bơ, cam, cá, rau chân vịt, khoai tây, cà chua, khoai lang,... 

Bên cạnh đó, người mắc bệnh tăng huyết áp cũng phải hạn chế việc đưa ion natri vào cơ thể bằng cách giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày. Người bệnh nên ăn ít thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, pizza, súp đóng hộp, khoai tây chiên do các loại đồ ăn này chứa lượng muối lớn.

Ngừng hút thuốc

Các hóa chất trong thuốc lá có thể gây tăng huyết áp bằng cách làm tổn thương thành mạch máu, thu hẹp động mạch.

Giảm stress 

Giảm căng thẳng mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và người mắc bệnh tăng huyết áp nói riêng. Do vậy, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi như: Nghe nhạc, thiền, trò chuyện cùng mọi người,...

tap-luyen-the-thao-moi-ngay-la-bien-phap-dieu-tri-tang-huyet-ap-hieu-qua.webp

Tập luyện thể thao mỗi ngày là biện pháp điều trị tăng huyết áp hiệu quả

Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

Khi các biện pháp thay đổi lối sống không mang đến hiệu quả như mong đợi, người mắc bệnh tăng huyết áp sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc điều trị. Các thuốc này sẽ được chỉ định dùng đơn độc hay phối hợp tùy theo chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ. Một số nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị cao huyết áp như:

  • Nhóm thuốc lợi tiểu: Lợi tiểu quai (furosemid), thiazid (hydrochlorothiazide),  giữ kali (spironolacton). Nhóm thuốc này giúp tăng đào thải nước tiểu, giảm lượng nước trong cơ thể, dẫn đến giảm sức cản mạch ngoại vi, hạ huyết áp.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: Felodipine, amlodipine, nicardipine, lacidipine, verapamil. Đây là nhóm thuốc giãn mạch ngoại vi mạnh giúp hạ huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Lisinopril, captopril, benazepril, perindopril, enalapril, imidapril. Các chất ức chế ACE làm giảm huyết áp bằng cách ức chế quá trình chuyển angiotensin I thành angiotensin II, dẫn đến giảm sức cản ngoại vi. 
  • Thuốc chẹn beta: Atenolol, bisoprolol, metoprolol. Đây là nhóm thuốc ức chế beta giao cảm làm chậm nhịp tim, giãn mạch, dẫn đến giảm huyết áp.

Để quá trình điều trị tăng huyết áp đạt hiệu quả cao, người bệnh nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ liều cũng như cách dùng thuốc. Không được tự ý bỏ hay thay thế các thuốc điều trị tăng huyết áp khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Tổng hợp 12 cách giảm huyết áp nhanh và hiệu quả tại nhà

Hậu quả khi không điều trị tăng huyết áp 

Dưới đây là những hậu quả mà người mắc bệnh tăng huyết áp có thể gặp phải khi không điều trị bệnh kịp thời:

  • Tổn thương thành mạch: Phình động mạch, xơ vữa động mạch, xơ cứng mạch máu, thậm chí là vỡ, đứt mạch.
  • Tổn thương tim: Suy tim, nhồi máu cơ tim.
  • Tổn thương thận: Suy giảm chức năng thận, suy thận.
  • Tổn thương mắt: Giảm thị lực, mắt nhìn mờ, xuất huyết đáy mắt, thậm chí là mù lòa.
  • Tổn thương não bộ: Suy giảm trí nhớ, đau đầu, chóng mặt kinh niên, xuất huyết não, tai biến mạch máu não.

Dùng sản phẩm thảo dược kiểm soát huyết áp

Hiện nay, để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn, nhiều người bệnh có xu hướng lựa chọn sử dụng thêm sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Trong đó, sản phẩm Định Áp Vương với sự kết hợp độc đáo của các thành phần như: Cao cần tây, hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase,... đã và đang được rất nhiều người bệnh tin dùng.

Ngoài ra, cần tây trong Định Áp Vương đã được nghiên cứu tại Iran vào năm 2013 chứng minh có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả. Tác dụng này sẽ kéo dài một thời gian mặc dù đã ngừng sử dụng cao cần tây. Bên cạnh đó, cần tây còn giúp làm giảm nồng độ lipid trong máu, phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch và không gây độc cơ thể mặc dù dùng liều cao lên đến 5000 mg/kg cân nặng.

Sự kết hợp của các thành phần thảo dược thiên nhiên trong Định Áp Vương có tác dụng hỗ trợ giãn mạch, điều hòa và làm giảm huyết áp. Sản phẩm được sử dụng cho người huyết áp cao, người có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp do tăng lipid máu, vữa xơ động mạch. 

Theo khảo sát trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,8% người bệnh cảm thấy hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm Định Áp Vương chứa cao cần tây để kiểm soát tình trạng tăng huyết áp của mình.

dinh-ap-vuong-san-pham-dung-cho-nguoi-mac-benh-tang-huyet-ap.webp

Định Áp Vương - Sản phẩm dùng cho người mắc bệnh tăng huyết áp 

nut-dat-mua.webp

Trên thực tế, có nhiều người bệnh đã mua và tin tưởng sử dụng Định Áp Vương. Trong đó có trường hợp của ông Mạnh là kỹ sư chế tạo máy nghỉ hưu, bị tăng huyết áp suốt 5 năm ròng. Giờ đây ông ổn định huyết áp thành công nhờ sử dụng Định Áp Vương mỗi ngày. Mời bạn đọc xem chi tiết chia sẻ của ông Mạnh trong video dưới đây:

Bên cạnh đó, Định Áp Vương cũng nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia đầu ngành về tim mạch trong việc ổn định và kiểm soát huyết áp. Mời bạn lắng nghe chia sẻ của chuyên gia Dương Trọng Hiếu trong video sau:

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích giúp điều trị tăng huyết áp hiệu quả. Bạn đừng quên sử dụng thêm Định Áp Vương mỗi ngày để kiểm soát huyết áp tốt hơn nhé! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh cao huyết áp hay cách điều trị, hãy để lại bình luận phía dưới, đội ngũ chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/high-blood-pressure-hypertension/treatment/

https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/hypertension-treatment-care

https://www.medicalnewstoday.com/articles/318716