Có rất nhiều người bệnh đang sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc điều trị tăng huyết áp nhưng chưa hiểu rõ tác dụng chính cũng như cách phát hiện tác dụng phụ của thuốc để được điều chỉnh phù hợp. Nếu bạn cũng vậy, hãy đọc ngay bài viết dưới đây.
Thuốc ức chế men chuyển giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp
Thuốc ức chế men chuyển (ACE) cũng thường được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp. Thuốc có hai chức năng chính giúp hạ huyết áp bao gồm:
- Ngăn ngừa sản xuất angiotensin II - Đây là hormon làm co mạch. Thuốc ức chế men chuyển sẽ làm hormon này giảm xuống, giúp giãn mạch, tăng lưu lượng máu đến các cơ quan giúp làm giảm huyết áp.
- Tăng đào thải nước và natri qua đường tiết niệu, giúp giảm áp lực lên thành mạch, làm giảm huyết áp.
Các thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển này bao gồm: Enalapril, captopril, benazepril, lisinopril...
Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ phổ biến như ho khan, chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, cảm thấy mệt mỏi và ít gặp như bất thường về mùi vị, bụng khó chịu, buồn nôn, phát ban. Thậm chí, các thuốc này có thể dẫn đến sưng mặt, mắt, miệng, môi, lưỡi, cổ họng, chân tay, vàng da và phản ứng dị ứng. Đặc biệt thuốc ức chế men chuyển chống chỉ định với những người bị hẹp động mạch thận hai bên vì có thể gây tác dụng phụ suy thận. Khi gặp tác dụng phụ của thuốc này bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được đổi sang loại thuốc khác.
Thuốc ức chế men chuyển giúp hạ huyết áp rất tốt nhưng gây tác dụng phụ ho khan
Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) có hiệu quả điều trị bệnh tăng huyết áp tương đương với thuốc ức men chuyển (ACE) và cũng là thuốc thường được kê đơn nhiều nhất. Tuy nhiên nhóm thuốc này lại tác dụng theo một cơ chế khác. Nếu thuốc ức chế men chuyển ACE hạn chế sản xuất chất gây co mạch angiotensin II thì thuốc ức chế thụ thể ARB lại ngăn cản sự hoạt động của chất hóa học này. Điều này giúp hạn chế sự co mạch, giúp làm giảm huyết áp.
Điểm cải tiến của thuốc ức chế thụ thể là ít gây tác dụng phụ gây ho khan hơn thuốc ức chế men chuyển. Ngoài ra những tác dụng phụ và chống chỉ định khác đều tương đương thuốc ức chế men chuyển.
>>> Xem thêm: Cẩm nang ăn uống cho người tăng huyết áp
Giảm huyết áp bằng thuốc chẹn kênh canxi
Thuốc chẹn kênh canxi làm giãn mạch, lưu thông máu tốt hơn, dẫn đến giảm huyết áp. Thuốc gồm 2 loại chính là: Dihydropyridine và Nondihydropyridine (gọi tắt là DHP và non-DHP):
Nhóm thuốc DHP
Các thuốc nhóm này như amlodipine, felodipine, isradipine, nifedipine... hoạt động chủ yếu trên các động mạch. Đôi khi các thuốc này có thể dẫn đến làm chậm nhịp tim quá mức do tác động đến dẫn truyền điện học của tim, làm giảm sức tống máu của tim, táo bón, làm tăng sản nướu. Đặc biệt amlodipin có tác dụng nổi bật là gây phù ở ít nhất 5% người sử dụng.
Thuốc chống chỉ định cho người có các vấn đề như: Nhịp tim thường ngày thấp, hội chứng suy nút xoang, suy tim sung huyết.
Nhóm thuốc non-DHP
Các thuốc nhóm này như benzothiazepines và phenylalkylamines thường có tác dụng đối với cơ tim và động mạch. Chúng thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp kèm đau thắt ngực và rối loạn nhịp tim.
Các tác dụng phụ bao gồm: Đau đầu, sưng mắt cá chân, đỏ mặt, nhịp đập nhanh do thuốc. Chống chỉ định: Người bị choáng tim, mắc bệnh cơ tim tắc nghẽn, hẹp van động mạch chủ nặng...
Nhóm chẹn kênh calci là thuốc trị tăng huyết áp phổ biến
Thuốc lợi tiểu giúp hạ huyết áp
Một trong những thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến hiện nay là thuốc lợi tiểu. Những loại thuốc này giúp thận tăng thải natri và nước ra khỏi cơ thể, giúp thư giãn thành mạch, từ đó làm giảm huyết áp.
Thuốc lợi tiểu thường được kết hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác để tăng cường hiệu quả điều trị và đôi khi ngăn ngừa tình trạng giữ nước có thể xảy ra.
Các thuốc lợi tiểu thường dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu thiazid: Đây là nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp nhất vì chúng làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong, đột quỵ và đau tim. Nhóm này bao gồm: Bendrofluazide, chlorthalidone, cyclopen thiazide, hydrochlorothiazide, indapamide và metolazone. Các tác dụng phụ của nhóm thuốc này bao gồm hạ kali máu, tăng axit uric máu, không dung nạp glucose, rối loạn chức năng sinh lý ở nam giới...
- Thuốc lợi tiểu quai: Thuốc thường được chỉ định cho người bệnh đã mất hơn 50% chức năng thận. Những thuốc này cần sử dụng ít nhất 2 lần/ngày. Thuốc lợi tiểu quai có thể gây một số tác dụng phụ như tăng kali máu, hạ natri và magie máu, mất hước, hạ huyết áp tư thế, ù tai, mất thính giác.
- Thuốc lợi tiểu giữ kali: Thuốc này không có hiệu quả như thuốc lợi tiểu thiazid trong việc kiểm soát huyết áp nên thường được sử dụng kết hợp với các thuốc khác để duy trì sự cân bằng kali trong cơ thể. Thuốc có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn như tăng kali máu (đặc biệt ở người bệnh suy thận, người dùng thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II), buồn nôn, đau bụng, rối loạn kinh nguyệt...
Thuốc lợi tiểu là lựa chọn đầu tiên để điều trị bệnh tăng huyết áp
>>> Xem thêm: Uống thuốc huyết áp có hại thận không? Giải pháp hạ áp an toàn từ thảo dược
Thuốc chẹn beta giao cảm
Thuốc chẹn beta hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của hormon epinephrine hay adrenaline. Thuốc giúp làm giảm nhịp tim, sức co bóp cơ tim, tăng thời gian tưới máu qua mạch vành nuôi cơ tim khi tim ở kỳ tâm trương, nhờ đó giảm huyết áp.
Nhóm thuốc chẹn beta hiện nay ít được kê đơn, chỉ được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với các thuốc hạ huyết áp khác. Tuy nhiên thuốc chẹn beta có tác dụng hiệu quả đối với người bệnh tăng huyết áp mắc kèm suy tim, đau tim, đau thắt ngực.
Hiện nay, có ba loại thuốc chẹn beta chính bao gồm: Chẹn beta không chọn lọc, chọn lọc và thế hệ thứ ba. Các thuốc thường được chỉ định như carvedilol, labetalol, nebivolol...
Thuốc có tác dụng phụ gây mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, co thắt phế quản, co mạch ngoại vi, hạ huyết áp tư thế, yếu sinh lý, hạ đường huyết. Chống chỉ định ở người nhịp tim chậm, bị rối loạn nhịp, hen suyễn, bệnh lý mạch máu ngoại biên nặng, suy tim nặng, co thắt mạch vành.
Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương giúp giảm huyết áp
Nhóm thuốc này chỉ được chỉ định khi người bệnh không có đáp ứng với các thuốc khác.Thuốc tác động lên hệ thần kinh giúp giảm huyết áp bao gồm: Thuốc chủ vận alpha-2 trung ương và ức chế adrenergic ngoại vi.
Các thuốc chủ vận alpha-2 trung ương (clonidine, methyldopa…) ở thân não làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, giúp hạ huyết áp. Bởi vì những thuốc này tác động vào hệ thần kinh trung ương nên thường gây buồn ngủ, lơ mơ, trầm cảm rõ rệt hơn các loại thuốc khác.
Thuốc ức chế adrenergic ngoại vi hoạt động bằng cách chặn các tín hiệu thông báo cho các mạch máu co lại, bao gồm các thuốc: guanadrel, guanethidine monosulfate, reserpin…
Thuốc hạ huyết áp tác động lên hệ thần kinh trung ương ít được sử dụng
Thuốc giãn mạch trực tiếp giúp hạ huyết áp
Thuốc giãn mạch trực tiếp tác động đến các mô cơ của thành động mạch và tĩnh mạch, ngăn ngừa sự co mạch làm hẹp lòng mạch giúp lưu thông máu dễ dàng hơn, từ đó làm giảm huyết áp. Thuốc hiện nay ít được sử dụng và chỉ thường được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với các thuốc khác.
Các thuốc thuộc nhóm này như hydralazin, minoxidil,... Các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, phù nề, buồn nôn, nôn, đau đầu, đau khớp, đau ngực. Chống chỉ định sử dụng thuốc đối với người có thai hoặc cho con bú,người bị rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, đột quỵ, đau tim, bệnh thận, bệnh gan, lupus ban đỏ.
>>> Xem thêm: Uống thuốc cao huyết áp có hại không? Giải pháp cải thiện an toàn từ thảo dược
Các thuốc điều trị tăng huyết áp khác
Bên cạnh các thuốc điều trị tăng huyết áp kể trên, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc đối kháng aldosterone: Những thuốc này thường được kết hợp sử dụng với các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu. Thuốc này có tác dụng ngăn sản xuất hormon hormon aldosteron, giúp giảm khả năng giữ muối và chất lỏng, giúp hạ huyết áp.
- Thuốc ức chế renin trực tiếp (aliskiren): Các thuốc này tác dụng lên cả hệ thống renin ức chế sự kích hoạt các phản ứng sản xuất hormon gây co mạch làm tăng huyết áp.
Các thuốc hạ huyết áp có tác dụng nhanh nhưng thường gây nhiều tác dụng phụ
Thuốc thảo dược giúp hạ và ổn định huyết áp an toàn, hiệu quả
Bên cạnh dùng thuốc tây, xu hướng mới hiện nay là sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm thảo dược để giúp nâng cao hiệu quả hạ và ổn định huyết áp, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây, giảm tình trạng nhờn thuốc, phụ thuốc vào thuốc.
Bộ 5 thảo dược tốt nhất giúp kiểm soát huyết áp mà bạn nên tham khảo sử dụng bao gồm: cần tây, hoàng bá, tỏi, lá dâu tằm, nattokinase.
Trong nghiên cứu năm 2013, tinh chất cần tây được chứng minh có khả năng giúp hạ chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương từ 23-38 mmHg mà không làm tụt huyết áp quá mức. Cần tây giúp hạ và ổn định huyết áp lâu bền nhờ tác dụng thải trừ chậm của hoạt chất N-butylphthalide.
Tinh chất cần tây kết hợp thêm cao tỏi, hoàng bá, lá dâu tằm, nattokinase và các nguyên tố vi lượng như magie, kali còn giúp giảm mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch, giảm độ nhớt của máu. Sự kết hợp này không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn giúp phòng ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim hiệu quả.
Hiện nay tại Việt Nam chỉ có duy nhất TPBVSK Định Áp Vương có thành phần chứa bộ 5 thảo dược trên, giúp tác động vào đa cơ chế gây tăng huyết áp, giúp giãn mạch, hạ và ổn định huyết áp hiệu quả.
Theo khảo sát của tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,8% người dùng Định Áp Vương hài lòng với hiệu quả hạ và ổn định huyết áp, giảm hằn các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, khó thở.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương giúp hạ và ổn định huyết áp
Định Áp Vương phù hợp cho người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định, người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp: Béo phì, mỡ máu cao, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, người ít hoạt động thể lực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Như vậy, ngoài sử dụng thuốc trị tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ, hãy sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cao cần tây mỗi ngày để giữ huyết áp luôn trong ngưỡng cho phép nhé. Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh cao huyết áp, hãy để lại bình luận dưới đây hoặc gọi về tổng đài miễn 0917185170, đội ngũ tư vấn sẽ giải đáp giúp bạn nhanh nhất!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Tài liệu tham khảo:
https://www.rxlist.com/high_blood_pressure_hypertension_medications/drugs-condition.htm
https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension-medication