Cao huyết áp đang dần trở thành căn bệnh nguy hiểm trong xã hội hiện nay. Chắc hẳn có rất nhiều người đã gặp phải tình trạng cao huyết áp, bao gồm cả những cơn tăng huyết áp cấp tính và mạn tính. Vậy, có những cách giảm huyết áp nhanh nào an toàn, hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thở nhịp nhàng giúp hạ huyết áp

Nếu huyết áp tăng cao quá mức với biểu hiện như đau ngực, nóng mặt, nhức đầu choáng váng,... hãy nằm xuống và hít thở thật sâu. Hít vào và thở ra một cách nhịp nhàng theo từng nhịp là cách đơn giản và hiệu quả, có thể giúp ổn định huyết áp chỉ trong vòng vài phút. 

Bởi lẽ, khi căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ tiết ra adrenalin. Hormone này làm co các mạch máu. Điều này sẽ khiến cho huyết áp tăng đột ngột, do đó khi nghỉ ngơi, tạo sự thoải mái sẽ khiến lượng adrenalin giảm xuống, góp phần đưa huyết áp hạ về mức bình thường.

hit-tho-nhip-nhang-la-cach-huu-ich-giup-ha-huyet-ap-nhanh.webp

Hít thở nhịp nhàng là cách hữu ích giúp hạ huyết áp nhanh

Massage thư giãn hạ huyết áp  

Massage cũng là cách giúp thư giãn, giảm lượng adrenalin và hạ huyết áp nhanh. Có 2 vùng hiệu quả để massage giảm huyết áp, đó là: Vùng cổ dưới dái tai thẳng xuống và vùng thái dương trên mặt. Dùng các ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng, lặp lại ở các vùng này không những giúp thư giãn hạ áp, mà còn giúp lưu thông máu đến não tốt hơn, giảm các tổn thương não (nếu có).

Ngâm chân, bấm huyệt cải thiện huyết áp cao

Ngâm chân nước ấm hay nước gừng cũng là cách giảm huyết áp nhanh, giúp giãn các mạch máu. Điều này giúp máu được lưu thông tốt hơn, giảm áp lực trong lòng mạch, dẫn đến hạ huyết áp. Bấm huyệt khi ngâm chân lại càng làm tăng thêm tác dụng này. 

Theo các ghi chép trong y văn Y học cổ truyền, chân có hơn 60 huyệt vị khác nhau. Các huyệt vị có thể giúp hạ huyết áp là: Huyệt Dũng tuyền (giữa lòng bàn chân), huyệt Thương khâu (ngang mắt cá chân) và huyệt Giải khê (nếp gấp giữa cổ chân). 

Co bàn chân và ngón chân, dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng các huyệt đạo, mỗi bên xoa bóp 15 phút trước khi ngâm chân. Đây chắc chắn sẽ là cách hữu ích giúp giảm huyết áp nhanh chóng.

ngam-chan-ket-hop-bam-huyet-la-cach-giam-huyet-ap-nhanh.webp

Ngâm chân kết hợp bấm huyệt là cách giảm huyết áp nhanh

Giảm cân và kiểm soát số đo vòng eo cũng là 1 cách hạ áp 

Giảm cân là cách thay đổi lối sống hiệu quả nhất để kiểm soát huyết áp. Người ta ước tính rằng, huyết áp có thể giảm khoảng 1mmHg theo mỗi kilogam cân nặng được giảm. 

Bên cạnh việc giảm cân, bạn cũng nên quan tâm đến số đo vòng eo của mình. Có một quan niệm dân gian vẫn hay được truyền tai nhau rằng: “Vòng bụng càng to, vòng đời càng ngắn”. Câu nói nửa thật nửa đùa, nhưng lại rất đúng, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc kiểm soát số đo vòng eo và cân nặng của mình một cách chặt chẽ hơn. Vòng eo của phụ nữ châu Á không nên vượt quá 80cm và đàn ông không nên vượt quá 90cm. Vòng eo lớn khiến bạn gặp nhiều nguy cơ bị cao huyết áp hơn.

Tập thể dục thường xuyên giúp ổn định huyết áp

Nếu bạn bị huyết áp cao, thì hoạt động thể lực chính là cách giảm huyết áp tốt cho bạn. Chế độ tập luyện tốt nhất là tần suất 150 phút/tuần hoặc 30 phút mỗi ngày có thể giúp huyết áp của bạn giảm khoảng 5 - 8 mmHg. 

Các bài tập nên được lựa chọn phù hợp với thể chất người bệnh, không nên quá gắng sức. Một số môn thể dục thể thao nên áp dụng đó là: Đạp xe, chạy bộ, đi bộ, bơi hoặc khiêu vũ. Bên cạnh đó, việc rèn luyện sức bền cũng có thể giúp giảm huyết áp.

tap-the-duc-thuong-xuyen-va-giu-cho-tinh-than-thoai-mai-la-cach-tu-nhien-giup-ha-huyet-ap.webp

Tập thể dục thường xuyên và giữ cho tinh thần thoải mái là cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

Ăn uống lành mạnh cho hệ tim mạch khỏe mạnh

Chế độ ăn thường ngày nên được điều chỉnh phù hợp. Bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, sữa tách béo, đồng thời, hạn chế tối đa các đồ ăn nhiều dầu mỡ. Ăn uống khoa học có thể giúp chỉ số huyết áp giảm đến 11 mmHg.

Tuy không dễ dàng để thay đổi ngay chế độ ăn uống của mình, nhưng bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

  • Ghi nhật ký thực phẩm: Viết ra những gì bạn đã ăn trong ngày, tuần. Điều này giúp bạn hiểu hơn chế độ ăn của mình và đưa ra phương hướng rõ ràng trong giai đoạn tiếp theo.

  • Tăng cường lượng kali: Kali có vai trò quan trọng trong việc làm giảm tác động xấu của natri lên huyết áp. Thực phẩm là nguồn cung cấp kali tốt nhất. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều kali có thể kể đến là chuối, các loại rau có màu xanh, thịt gà, thịt đỏ.

>>> Xem thêm: Dùng thuốc nam trị cao huyết áp: Liệu có hiệu quả hay không?

Giảm muối trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp hạ huyết áp hiệu quả       

Muối là nguồn cung cấp natri chính của cơ thể. Tuy nhiên lượng natri cao làm cơ thể giữ nước, tăng thể tích tuần hoàn và áp lực lòng mạch. Vì vậy, ăn nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp tăng cao.

Chỉ cần giảm lượng nhỏ muối trong các bữa ăn hàng ngày cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp huyết áp giảm đến khoảng 5-6 mmHg. Theo WHO, người bị cao huyết áp chỉ nên sử dụng dưới 5g muối (một thìa cà phê nhỏ) mỗi ngày.

Hạn chế rượu bia giúp hạ áp

Uống rượu thường xuyên làm ảnh hưởng đến hoạt động hệ giao cảm và khiến huyết áp tăng cao. Một thử nghiệm lâm sàng được tiến hành tại Nhật Bản vào năm 2002 đã chứng minh được rằng: Việc hạn chế rượu trong 3 tuần đã làm giảm huyết áp tâm thu và rối loạn nhịp tim. Điều này cho thấy những tín hiệu tích cực của việc hạn chế rượu bia trong việc ổn định huyết áp.

han-che-ruou-bia-la-cach-giam-huyet-ap-rat-tot.webp

Hạn chế rượu bia là cách giảm huyết áp rất tốt

Bỏ thuốc lá là việc làm cần thiết giúp hạ huyết áp

Nicotin trong thuốc lá kích thích cơ thể sản sinh ra adrenalin. Chất này làm cho tim đập nhanh, co mạch, dẫn đến tăng huyết áp. Cho dù, hút thuốc lá chủ động hay bị động hít phải khói thuốc từ môi trường xung quanh thì bạn cũng không thể tránh khỏi tác dụng có hại này. Vì vậy, hãy bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay để bảo vệ mình và những người thân yêu xung quanh nhé!  

Giảm thiểu căng thẳng, áp lực ở người cao huyết áp

Những căng thẳng kéo dài cũng có thể làm tăng huyết áp. Cơ chế của quá trình này vẫn chưa được giải thích, nhưng có một điều chắc chắn là giảm thiểu lo lắng sẽ giúp ổn định huyết áp hiệu quả. 

Hãy dành thời gian để suy nghĩ về những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy căng thẳng, chẳng hạn như công việc, gia đình, tài chính hoặc bệnh tật. Khi bạn biết điều gì gây ra căng thẳng cho mình, hãy xem xét cách bạn có thể loại bỏ hoặc giảm bớt chúng.   

Theo dõi huyết áp và đi khám bác sĩ thường xuyên

Theo dõi huyết áp là cách duy nhất giúp bạn biết được huyết áp của mình đang ở mức nào và có kế hoạch hạ áp hiệu quả hơn. Bạn có thể tự theo dõi mức huyết áp tại nhà bằng các máy đo huyết áp hoặc đến các phòng khám, bệnh viện để kiểm tra định kỳ huyết áp. Tái khám đúng định kỳ để bác sĩ đưa ra lời khuyên về ăn uống, vận động và sử dụng thuốc giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về việc điều trị bệnh cao huyết áp. 

di-kham-bac-si-va-kiem-tra-huyet-ap-thuong-xuyen-giup-kiem-soat-huyet-ap.webp

Đi khám bác sĩ và kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp kiểm soát huyết áp

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hạ huyết áp hiệu quả

Sử dụng thảo dược vẫn luôn là cách giảm huyết áp an toàn mà nhiều người hướng đến. Có nhiều loại thảo dược rất tốt, giúp hạ huyết áp như: Tỏi, lá dâu tằm hay hoàng bá và đặc biệt là cần tây. Nghiên cứu về tác dụng của cần tây lên huyết áp, được thực hiện vào năm 2019, tại đại học Muhammadiyah Kudus đã chứng minh được rằng: Cần tây không những có tác dụng hạ huyết áp mà còn có thể giúp giảm cholesterol máu.

Nếu như kết hợp các thảo dược kể trên thì hiệu quả hạ huyết áp có thể sẽ tăng lên. Theo tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,8% người bệnh hài lòng khi sử dụng các sản phẩm có sự kết hợp giữa cao cần tây với thảo dược khác.

su-dung-can-tay-giup-ha-huyet-ap.webp

Sử dụng cần tây giúp hạ huyết áp

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về cách giảm huyết áp. Chúc bạn sẽ áp dụng thành công các “cách giảm huyết áp” này. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào về điều trị cao huyết áp, bạn hãy để lại bình luận phía dưới nhé! Chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra câu trả lời nhanh nhất có thể.

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicinenet.com/how_can_i_lower_my_blood_pressure_in_minutes/article.htm 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20046974 

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11863247/