Khi được chẩn đoán bị tăng huyết áp, bạn có thể tự hỏi: Để hạ huyết áp nên làm gì? Việc kiểm soát huyết áp ở mức cho phép sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi những vấn đề sức khỏe như: Cơn đau tim, đột quỵ, bệnh thận, suy giảm nhận thức,... Các hướng dẫn mới khuyến khích bạn điều trị tăng huyết áp chủ yếu thông qua biện pháp can thiệp lối sống, nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây. Đừng bỏ lỡ 6 lời khuyên hữu ích trong nội dung bài viết này!

Nguyên nhân nào gây tăng huyết áp?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch, được xác định dựa trên 2 chỉ số: Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi) và huyết áp tâm trương (giai đoạn giãn nghỉ giữa 2 lần đập liên tiếp của tim). Huyết áp tối ưu thường ≤ 120/80mmHg. Theo hướng dẫn mới cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu ESC năm 2018, khi chỉ số này > 140/90mmHg được gọi là tăng huyết áp. Trên thực tế, hầu hết những người bị tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng thoáng qua như: Đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Nguyên nhân nào gây tăng huyết áp?

Nguyên nhân nào gây tăng huyết áp?

Tăng huyết áp được chia thành 2 dạng tùy theo nguyên nhân gây bệnh:

- Tăng huyết áp vô căn: Loại này thường là do di truyền, chiếm đến 90% số trường hợp, phổ biến hơn ở nam giới, xảy ra không có nguyên nhân cụ thể.

- Tăng huyết áp thứ phát: Là hệ quả của một số vấn đề sức khỏe như suy thận, bệnh tuyến giáp hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5 - 10% trên tổng số ca mắc bệnh tăng huyết áp. Điều trị nguyên nhân gây bệnh có thể kiểm soát được huyết áp. Tăng huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần, thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai có thể là do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,...

>>> XEM THÊM: Huyết áp bình thường ở phụ nữ là bao nhiêu?

Tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tăng huyết áp có thể gây biến chứng nguy hiểm đến nhiều cơ quan trong cơ thể:

Hệ thần kinh

Giảm lưu lượng máu tới não sẽ gây ra các vấn đề về trí nhớ và tư duy. Khi huyết áp tăng cao, động mạch não bị tắc nghẽn, tế bào não không được nhận oxy thì sẽ xảy ra tình trạng đột quỵ, có thể gây tử vong hoặc biến chứng thần kinh vĩnh viễn.

Hệ tuần hoàn

Mạch máu và động mạch đưa máu đi khắp cơ thể và cung cấp máu cho các mô, cơ quan. Khi áp lực trong lòng mạch tăng lên, dần dần lòng mạch sẽ bị tổn thương. Đầu tiên, thành động mạch sẽ xuất hiện các vết rách nhỏ. Khi những vết rách này xuất hiện, các cholesterol xấu chảy qua khu vực đó sẽ tự dính vào, tích tụ lại, làm hẹp lòng động mạch, cản trở dòng máu chảy qua, khiến mô và cơ quan bị tổn thương do không được cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng. Tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy tim trái.

Chuyên gia Nguyễn Minh Hiện phân tích tại sao tăng huyết áp gây suy tim trái?

tong dai tu van

Hệ hô hấp

Khi động mạch mang máu tới phổi bị tắc (gọi là thuyên tắc phổi) có thể gây tử vong ngay lập tức và cần được cấp cứu tức thì. 

Hệ sinh dục

Khi tăng huyết áp dẫn đến tắc nghẽn mạch máu tới dương vật hoặc âm đạo sẽ gây ra những rối loạn chức năng tình dục. Ở đàn ông sẽ gặp khó khăn trong quá trình cương dương và phụ nữ sẽ gặp phải các vấn đề như: Giảm kích thích, khô âm đạo, khó đạt cực khoái,…

Hệ tiết niệu

Nhiệm vụ của thận là lọc chất độc ra khỏi máu và thải ra ngoài. Ngoài ra, thận còn giúp cân chỉnh lượng máu chảy trong lòng mạch và điều hòa huyết áp. Tăng huyết áp gây tổn thương mạch máu lớn tới thận và các mạch máu nhỏ hơn trong thận. Theo thời gian, thận sẽ bị tổn thương và dẫn tới suy thận. Những người bị suy thận mạn cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Tăng huyết áp gây ra những tổn thương từ từ trong một thời gian dài. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hạ huyết áp, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm?

>>> XEM THÊM: Huyết áp cao nhất lúc mấy giờ?

Để hạ huyết áp nên làm gì?

Thường thì chỉ định đầu tiên trong điều trị tăng huyết áp là dùng thuốc. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc tây chỉ tác động vào 1 trong 5 cơ chế gây tăng huyết áp. Bởi vậy, người bệnh tăng huyết áp thường phải dùng từ 2 loại thuốc trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc làm gia tăng tác dụng phụ cho cơ thể. Nếu bạn đang băn khoăn: Để hạ huyết áp nên làm gì? Dưới đây là 6 lời khuyên đơn giản, an toàn, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện để giúp đưa huyết áp trở lại mức bình thường:

Giảm cân

Phương pháp hiệu quả nhất để hạ huyết áp là giảm cân. Với 4 – 5kg cân nặng giảm bớt, huyết áp của bạn có thể đã được kiểm soát.

Giảm cân sẽ giúp hạ huyết áp

Giảm cân sẽ giúp hạ huyết áp

Giảm ăn mặn

Theo khảo sát, người Mỹ ăn quá nhiều muối, gấp 3 lần tổng lượng khuyến cáo là 1.500mg/ngày cho những người bị tăng huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, giảm lượng muối tiêu thụ sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ tăng huyết áp.

Tập thể dục

Mức độ tập luyện từ trung bình - nặng được chứng minh sẽ giúp giảm huyết áp, ví dụ như đi bộ nhanh khoảng 40 phút và từ 3 - 4 lần/tuần.

Duy trì giấc ngủ

Ngủ sâu và đủ 7 giờ mỗi đêm sẽ giúp duy trì nhịp điệu sinh học của cơ thể, giảm tiết các hormone gây căng thẳng và đồng thời giúp ổn định huyết áp.

Hạn chế uống rượu mỗi ngày

Uống rượu quá nhiều và thường xuyên có thể làm tăng huyết áp và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Giảm căng thẳng

Hormone căng thẳng làm co thắt các mạch máu và có thể dẫn đến tăng huyết áp. Theo thời gian, căng thẳng cũng kích hoạt những thói quen không lành mạnh, làm tăng rủi ro mắc các vấn đề tim mạch. Vì tất cả những lý do này, giảm căng thẳng là cách tốt để kiểm soát huyết áp.

>>> XEM THÊM: Điều trị tăng huyết áp kháng trị như thế nào?

Kiểm soát huyết áp nhờ Định Áp Vương

Hiện nay, một giải pháp ổn định huyết áp được rất nhiều chuyên gia và người dùng tin tưởng lựa chọn là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính từ cao cần tây. Để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả tốt trong kiểm soát huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính và bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại - dưới dạng viên nén tiện dùng mang tên Định Áp Vương. 

Định Áp Vương hỗ trợ điều trị tăng huyết áp an toàn, hiệu quả

Định Áp Vương hỗ trợ điều trị tăng huyết áp an toàn, hiệu quả

dat mua ngay dinh ap vuong

Trong sản phẩm Định Áp Vương: Bên cạnh thành phần chính cần tây có tác dụng rất tốt cho người tăng huyết áp như đã nói ở trên, còn có cao tỏi giúp hạ huyết áp, tăng sức đề kháng, giảm cholesterol và lipid máu, khiến việc lưu thông máu dễ hơn; Cao dâu tằm, magie citrate và nattokinase giúp giãn mạch máu; Berberin có tác dụng trên hệ giao cảm từ đó giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, các thành phần của sản phẩm còn giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, kiểm soát các nguyên nhân và biểu hiện, phòng ngừa tăng huyết áp cho những người có nguy cơ cao.

KINH NGHIỆM ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP

>>> Kinh nghiệm kiểm soát huyết áp của ông Nguyễn Văn Mạnh - SĐT: 0399.661.024 (trú tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)

Ông Mạnh là kỹ sư chế tạo máy nghỉ hưu đã thành công trong việc kiểm soát cao huyết áp suốt 5 năm ròng sau khi sử dụng Định Áp Vương. Cùng xem thêm chia sẻ của ông Mạnh trong video sau đây:

>>> XEM THÊM: Chia sẻ của nhiều người khác về cách cải thiện tình trạng cao huyết áp thành công TẠI ĐÂY

ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

Ý kiến đánh giá của GS.TS Dương Trọng Hiếu về sản phẩm Định Áp Vương – Phương pháp mới giúp kiểm soát huyết áp. Mời bạn xem chi tiết trong video sau:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia phân tích tác dụng của cần tây trong hỗ trợ điều trị cao huyết áp TẠI ĐÂY

Bài viết đã giải đáp giúp bạn thắc mắc: Để hạ huyết áp nên làm gì? Đừng quên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng sản phẩm Định Áp Vương để huyết áp luôn trong tầm kiểm soát, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề muốn hạ huyết áp nên làm gì và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006105 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0902.207.739

Minh Long