Tăng huyết áp vô căn là bệnh lý rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát đúng cách và kịp thời. Hiện nay, xu hướng mới để ổn định huyết áp được nhiều người tin tưởng đó là sử dụng sản phẩm thảo dược, điển hình như Định Áp Vương.

Tăng huyết áp vô căn là gì?

Huyết áp lý tưởng là ở mức 120/80 mmHg. Theo JNC7, khi chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg thì gọi là tăng huyết áp. Tuy vậy, theo phân loại mới của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) năm 2017:

- Tăng huyết áp (elevated blood pressure) là khi có huyết áp tâm thu từ 120 - 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.

- Tăng huyết áp giai đoạn 1: Huyết áp tâm thu từ 130 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 - 89 mmHg.

- Tăng huyết áp giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.

- Cơn tăng huyết áp cấp cứu là khi huyết áp tâm thu trên 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 120 mmHg.

Những trường hợp tăng huyết áp có thể xác định được nguyên nhân chiếm tỷ lệ rất nhỏ (5%), thường xảy ra ở người mắc một số bệnh tại thận hoặc tuyến giáp,… Khoảng 95% còn lại là tăng huyết áp vô căn, sở dĩ gọi như vậy là bởi chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này.

 Tăng huyết áp vô căn là bệnh lý phổ biến 

Tăng huyết áp vô căn là bệnh lý phổ biến

Tăng huyết áp vô căn không có triệu chứng điển hình. Một số ít trường hợp có thể bị: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mặt đỏ, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh,…

>>> Xem thêm: QUY TRÌNH ĐO HUYẾT ÁP chính xác nhất ngay tại nhà

Những yếu tố gây tăng huyết áp vô căn

Các chuyên gia vẫn chưa tìm được lý do chính xác gây tăng huyết áp vô căn. Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này. Cụ thể:

- Yếu tố di truyền: Có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp vô căn làm tăng khả năng mắc bệnh này.

- Tuổi già: Tuổi càng cao, bạn càng dễ bị tăng huyết áp do sự lão hóa của mạch máu (gây ra chứng xơ cứng động mạch).

- Uống rượu, hút thuốc: Tiêu thụ rượu quá mức sẽ làm tăng huyết áp theo thời gian. Hút thuốc cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp.

- Ăn nhiều muối (natri) làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng cung lượng tim, cuối cùng dẫn đến tăng huyết áp.

Ngoài ra, thiếu vitamin (nhất là vitamin D), vận động thể lực ít, béo phì,… cũng thúc đẩy nguy cơ bị tăng huyết áp.

 Ăn nhiều muối dễ gây tăng huyết áp vô căn 

Ăn nhiều muối dễ gây tăng huyết áp vô căn

Mặc dù có nhiều yếu tố tác động, nhưng nguyên nhân sâu xa gây tăng huyết áp là do 5 cơ chế:

- Độ nhớt của máu tăng cao: Tình trạng này sẽ khiến máu lưu thông khó khăn, làm tăng áp lực tác động lên thành mạch, cuối dùng dẫn đến tăng huyết áp. Khi tuổi càng cao, chất lượng plasmin (một enzym giúp phân hủy sợi fibrin - sợi huyết, làm tan cục máu đông) càng giảm, dẫn tới các sợi huyết tự do tăng lên. Điều này khiến máu vón cục lại, hình thành các cục máu đông, độ nhớt máu tăng lên, dẫn đến cản trở lưu thông máu, tăng áp lực lên thành mạch và cuối cùng là tăng huyết áp.

- Độ giãn nở của mạch máu: Ở người trẻ, độ giãn nở của hệ mạch còn tốt nên khi áp lực máu trong lòng mạch tăng lên, mạch máu giãn ra do cơ thể vẫn điều hòa được, do đó ít dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Nhưng ở người cao tuổi, thành mạch bị giảm hoặc mất tính đàn hồi, xơ cứng, nên khi hoạt động thì mạch co giãn kém, khiến áp lực trong lòng mạch tăng cao và gây tăng huyết áp.

- Nhịp tim tăng: Chỉ số huyết áp tỉ lệ thuận với cung lượng tim, cung lượng tim lại tỉ lệ thuận với tần số tim. Do vậy, huyết áp và nhịp tim tỉ lệ thuận với nhau, khi nhịp tim tăng sẽ gây tăng huyết áp và ngược lại.

- Độ trơn láng lòng mạch: Tình trạng béo phì, mỡ máu cao sẽ gây ra các mảng bám trong lòng mạch, làm lòng mạch bị hẹp lại, áp lực dòng máu tăng lên, từ đó khiến huyết áp tăng.

- Thể tích tuần hoàn: Thói quen ăn mặn khiến bạn uống nhiều nước. Nước đi vào máu làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng áp lực trong máu dẫn đến tăng huyết áp.

>>> Xem thêm: Người bị cao huyết áp nên ăn hoa quả gì thì tốt cho sức khỏe?

Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp vô căn

Tăng huyết áp vô căn nói riêng và tăng huyết áp nói chung nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ để lại rất nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Các biến chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp vô căn là:

Động mạch tổn thương vĩnh viễn

Những động mạch khỏe mạnh sẽ giúp máu lưu thông tốt, không bị cản trở. Việc tăng huyết áp lâu dài khiến động mạch tổn thương, trở nên ít co giãn và cứng hơn. Do vậy, chất béo trong máu cũng dễ dàng tích tụ trong động mạch, dần hạn chế lưu lượng máu, gây tắc nghẽn, tăng huyết áp kịch phát, dẫn tới đau tim và đột quỵ.

Biến chứng tại tim do tăng huyết áp

Tăng huyết áp khiến trái tim phải hoạt động quá sức, áp lực mạch máu càng cao thì cơ tim càng phải bơm nhiều hơn, tốn sức hơn. Lâu dần, tim bị giãn nở, đến một mức nào đó sẽ làm tăng các nguy cơ rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, đột tử,...

Các biến chứng về não bộ

Não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường đều cần tới máu giàu oxy được tim bơm đến. Tăng huyết áp vô căn nói riêng và các loại tăng huyết áp nói chung làm giảm lượng máu cung cấp đến não, gây ra những cơn thiếu máu não thoáng qua (TIAs). Nếu dòng máu tắc nghẽn đáng kể, lâu dài có thể khiến tế bào não chết, đột quỵ.

Biến chứng ngoài tim và não

Khi huyết áp tăng sẽ dẫn đến tăng áp lực lọc lên tổ chức thận, lâu dần gây suy thận. Tại mắt có thể gây biến chứng phù đáy mắt, xuất huyết đáy mắt, giảm thị lực, mù mắt. Tăng huyết áp không kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, giao tiếp và suy đoán.

 Các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp vô căn 

Các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp vô căn

Bởi tăng huyết áp vô căn rất nguy hiểm nên cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Huyết áp 180 mmHg là tăng huyết áp độ mấy?

Điều trị tăng huyết áp vô căn

Theo phân loại mới của AHA (2017), chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 - 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg đã được xếp vào nhóm tăng huyết áp. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều trị sớm, khi chỉ số huyết áp chưa quá cao. Hiện nay, để cải thiện tăng huyết áp vô căn theo tây y, người bệnh cần: Dùng thuốc theo chỉ định, thay đổi lối sống, tự theo dõi huyết áp và tái khám định kỳ.

Điều trị không dùng thuốc

- Giảm cân (nếu thừa cân, béo phì) làm hạ huyết áp, giảm cholesterol và cải thiện phì đại thất trái.

- Hạn chế rượu, bia, cà phê, cai thuốc lá giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp.

- Tăng cường tập thể dục: Nên tập đều đặn ít nhất 30 – 45 phút/ngày để nâng cao sức khỏe, ổn định huyết áp.

- Ăn uống lành mạnh: Giảm muối (natri), hạn chế chất béo và đồ chế biến sẵn. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, bổ sung đầy đủ calcium, magnesium.

- Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.

 Ngủ đủ giấc giúp cải thiện bệnh tăng huyết áp vô căn 

Ngủ đủ giấc giúp cải thiện bệnh tăng huyết áp vô căn

Điều trị dùng thuốc

Các nhóm thuốc thường được kê đơn là:

- Nhóm ức chế men chuyển: Làm ức chế enzym chuyển dạng angiotensin (ACE), gây giãn mạch, hạ huyết áp. Ví dụ: Captopril, enalapril,...

- Nhóm chẹn kênh canxi: Làm giảm dòng ion canxi đi vào tế bào cơ trơn mạch máu, giúp giãn mạch, hạ huyết áp. Ví dụ: Nifedipine, verapamil,...

- Nhóm lợi tiểu: Làm hạn chế sự ứ nước trong cơ thể, dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn, qua đó hạ huyết áp. Ví dụ: Thiazide, furosemide,...

- Nhóm chẹn beta: Ức chế thụ thể beta giao cảm ở mạch ngoại vi, làm chậm nhịp tim, qua đó hạ huyết áp. Ví dụ: Propranolol, atenolol,...

- Nhóm chẹn alpha giao cảm: Thuốc làm giãn mạch, hạ huyết áp. Ví dụ: Methyldopa, prazosin,...

Khi đã sử dụng thuốc tây, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định, không được tự ý dừng, không được thay đổi thuốc hay giảm liều dùng vì có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

Trước những khó khăn trong điều trị tăng huyết áp vô căn hiện nay, nhiều người đang có xu hướng kết hợp sử dụng cùng với các sản phẩm thảo dược. Tại sao lại như vậy?

>>> Xem thêm: Cơn tăng huyết áp ác tính – Kẻ “sát nhân” nguy hiểm mà nhiều người xem nhẹ

Cải thiện tăng huyết áp vô căn nhờ sản phẩm thảo dược

Trong điều trị tăng huyết áp vô căn, việc dùng thuốc tây mà huyết áp vẫn không ổn định, hoặc chỉ ổn định khi dùng thuốc, dừng thuốc thì huyết áp lại tăng, bị phụ thuộc thuốc, thậm chí gặp tác dụng phụ gây tụt huyết áp quá mức, luôn mệt mỏi,... là vấn đề của rất nhiều người. Tình trạng này là do thuốc chỉ tác động được vào 1 trong 5 cơ chế gây tăng huyết áp. Bởi vậy, người điều trị tăng huyết áp lâu ngày thường phải dùng từ 2 loại thuốc trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc làm gia tăng tác dụng phụ cho cơ thể. Đồng thời, nếu dùng trong thời gian dài dễ bị nhờn thuốc. Hơn nữa, thuốc tây chỉ tác động 1 chiều, theo cơ chế không tự nhiên, kể cả lúc nghỉ ngơi và hoạt động thuốc đều gây giảm huyết áp. Khi đang nghỉ ngơi thì người bệnh sẽ không cảm thấy mệt mỏi, nhưng khi hoạt động là lập tức thấy đuối sức. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tụt huyết áp, trụy tim mạch,... Theo thống kê, số ca tử vong do tụt huyết áp quá mức khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cũng ngang ngửa với số ca tử vong vì biến chứng của tăng huyết áp.

Nắm bắt được điều này, các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã nghiên cứu và thấy rằng, trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng tốt với người bị tăng huyết áp. Đặc biệt nổi trội trong số đó là vị thuốc cần tây - một loại rau rất phổ biến trong các món ăn của người Việt từ xưa tới nay. Để tăng cường hiệu quả của cần tây và tiện cho việc sử dụng, năm 2017, sau quá trình lâu dài nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc cần tây làm thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate,… và bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại dưới dạng viên nén mang tên Định Áp Vương.

 Định Áp Vương hỗ trợ điều trị tăng huyết áp an toàn, hiệu quả 

Định Áp Vương hỗ trợ điều trị tăng huyết áp an toàn, hiệu quả

Từ khi ra đời, Định Áp Vương đã được hàng chục ngàn người bị tăng huyết áp trong cả nước sử dụng có hiệu quả tốt. Có được hiệu quả này là bởi sản phẩm giúp ổn định huyết áp thông qua việc tác động vào 5 cơ chế gây tăng huyết áp, đó là:

Làm giảm độ nhớt máu nhờ nattokinase

Nattokinase có khả năng làm giảm sự kết dính của các tế bào máu, do đó giảm độ nhớt của máu và nồng độ fibrinogen nên giúp hạ huyết áp. Nattokinase còn có tác động trực tiếp làm tan các sợi tơ huyết, phá vỡ cục máu đông trong cơ thể.

Làm giãn mạch và tăng tính đàn hồi của mạch máu với: Cao cần tây, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, cao tỏi

- Chất apigenin trong cần tây có thể giúp giãn mạch, ngăn ngừa tăng huyết áp.

- Dịch chiết vỏ rễ dâu tằm giúp hạ huyết áp, giãn mạch trên động vật thí nghiệm.

- Berberin trong hoàng bá có tác dụng thư giãn nội mô thành mạch bằng cách tăng nồng độ NO từ arginine giúp giãn mạch, hạ áp.

- Magiê citrate: Làm thư giãn mạch máu.

- Tỏi chứa 1 hợp chất từ lưu huỳnh là allicin có tác dụng ngăn ngừa và chống lại các bệnh về hệ thống tim mạch, làm giảm xơ vữa, tăng tính đàn hồi thành mạch, từ đó cải thiện tình trạng tăng huyết áp.

Điều hòa nhịp tim bằng: Cao cần tây, cao tỏi, kali clorid, dâu tằm, magiê citrate

- Chiết xuất hạt cần tây có tác dụng hạ áp thông qua làm chậm nhịp tim và giãn mạch bằng việc ức chế kênh Ca2+.

- Cao tỏi: Chứa allicin có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương trái tim, từ đó hỗ trợ điều hòa nhịp tim.

- Kali clorid: Là chất tham gia vào việc phát động xung thần kinh gây co bóp cơ tim. Nồng độ kali máu ngoại vi hạ sẽ khiến cho tim đập nhanh hơn. Do vậy, việc bổ sung kali sẽ khiến tim đập chậm lại và điều hòa huyết áp.

- Cao lá dâu tằm: Có tác dụng hạ huyết áp nhờ khả năng làm tim đập chậm lại.

- Magiê citrate: Ngăn chặn co thắt cơ tim, qua đó giảm nhịp tim.

Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch nhờ: Cao tỏi, cao hoàng bá, cao cần tây

- Do thành phần của tỏi chứa chất chống oxy hóa (vitamin C và selen) nên có tác dụng làm sạch máu, giảm cholesterol “xấu”, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông, từ đó giảm sức cản động mạch ngoại vi, giúp huyết áp ổn định.

- Cao hoàng bá chứa berberin có tác dụng hạ cholesterol máu nên giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, làm thông thoáng lòng mạch, hạ huyết áp.

- Chiết xuất lá cần tây có tác dụng làm giảm lipid máu, ngăn chặn nguy cơ bệnh tim mạch, từ đó hạ huyết áp.

Giảm thể tích tuần hoàn máu nhờ thành phần chính cao cần tây

Cần tây có tác dụng giúp lợi tiểu, tăng loại bỏ chất độc hại như acid uric dư thừa và urê, từ đó giúp hạ áp.

Sản phẩm Định Áp Vương mang lại tác dụng hạ huyết áp tự nhiên bằng cơ chế 2 chiều: Giúp ổn định, điều hòa huyết áp theo mức độ hoạt động nhiều hay ít của cơ thể nên không gây mệt mỏi, không gây tụt huyết áp đột ngột. Sản phẩm không chỉ cải thiện cảm giác mệt mỏi do dùng thuốc tây, mà về lâu dài còn làm thông thoáng lòng mạch, giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch khác. Với nguồn gốc từ thảo dược, Định Áp Vương rất an toàn và có thể dùng được lâu dài.

Như vậy, để cải thiện bệnh tăng huyết áp vô căn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bên cạnh chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, uống thuốc theo chỉ định của chuyên gia, đừng quên kết hợp sử dụng Định Áp Vương để huyết áp luôn ở ngưỡng cho phép, bạn nhé!

Cảm nhận của người dùng

>>> Ở độ tuổi 59, ông Thái Văn Canh trú tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội đã phải 3 lần nhập viện vì huyết áp tăng đột ngột. 

Mặc dù rất cẩn thận, chịu khó chăm sóc sức khỏe, ông Canh uống thuốc tây thường xuyên nhưng vẫn không thể nào điều chỉnh được các chỉ số huyết áp. Tình cờ biết đến và kiên trì sử dụng giải pháp từ thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị cao huyết áp, sức khỏe của ông Canh giờ đã tốt hơn rất nhiều. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của ông Canh TẠI ĐÂY.

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm kiểm soát huyết áp của ông Nguyễn Văn Mạnh (SĐT: 0399.661.024) - trú tại thôn Trần Xá, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Mời bạn xem TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia

Định Áp Vương có ưu điểm như thế nào trong việc hỗ trợ hạ huyết áp? Lắng nghe chuyên gia Nguyễn Đình Hiến phân tích TẠI ĐÂY.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tăng huyết áp vô căn và đặt mua sản phẩm Định Áp Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006105 hoặc (Zalo/ Viber) hotline: 0902.207.739.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Lê Thanh