Bệnh nhân bị tăng huyết áp ăn cam được không? – Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi 1 chế độ dinh dưỡng khoa học giúp nâng cao sức khỏe hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn câu hỏi trên cũng như đưa ra phương pháp đột phá giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp. Hãy tham khảo ngay nhé!
Tăng huyết áp và cách điều trị
Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng với lưu lượng máu đó trong động mạch. Bệnh nhân có thể được coi là bị tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp là 140/90 hoặc cao hơn trong thời gian dài.
Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm
Tùy vào chỉ số huyết áp mà hướng điều trị sẽ khác nhau, cụ thể như bảng dưới đây:
Huyết áp tâm thu (mmHg) |
|
Huyết áp tâm trương (mmHg) |
Phân loại huyết áp |
Điều trị |
Dưới 120 |
Và |
Dưới 80 |
Huyết áp bình thường |
Duy trì hoặc áp dụng lối sống lành mạnh. |
120-139 |
Hoặc |
80-89 |
Tiền tăng huyết áp |
Duy trì hoặc áp dụng lối sống lành mạnh. |
140-159 |
Hoặc |
90-99 |
Tăng huyết áp giai đoạn 1 |
Duy trì hoặc xây dựng lối sống lành mạnh. Nếu huyết áp vẫn không đạt mục tiêu ổn định trong khoảng 6 tháng, hãy thông báo với chuyên gia để được sử dụng thuốc hạ áp. |
160 trở lên |
Hoặc |
100 trở lên |
Tăng huyết áp giai đoạn 2 |
Cần duy trì hoặc xây dựng lối sống lành mạnh. Nói chuyện với chuyên gia về việc dùng nhiều hơn 1 loại thuốc hạ huyết áp. |
>>> Xem thêm: Huyết áp cao 145 mmHg, hay phải uống bia rượu có nên dùng thuốc tây không?
Người tăng huyết áp ăn cam được không?
Có thể thấy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày cũng góp phần bảo vệ trái tim, ổn định huyết áp, phòng ngừa biến chứng. Nếu bổ sung những thực phẩm tốt thì bệnh sẽ thuyên giảm. Vậy người bị tăng huyết áp ăn cam được không?
Cam là trái cây giàu chất chống oxy hóa và phytochemical, lại không có cholesterol. Loại quả này nổi tiếng vì chứa nhiều vitamin C, giúp chống viêm, chống khối u, ức chế đông máu và chống oxy hóa mạnh.
Trên thực tế, các hợp chất khác trong cam có tác dụng chống oxy hóa cao gấp 6 lần vitamin C như: Hesperidin (ở trong lớp vỏ xơ trắng, màng bao múi cam, một ít trong tép và hạt) giúp làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL).
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Auvergne đã phát hiện ra rằng: Nam giới ở độ tuổi trung niên uống 0,5 lít nước cam/ngày trong khoảng 1 tháng có thể hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu tại Mỹ cũng chứng minh khả năng giảm huyết áp của nước cam tươi: Thử nghiệm được tiến hành trên 24 người bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Sau 6 tuần bổ sung 2 ly nước cam/ngày, 21/24 bệnh nhân đã có sự thuyên giảm huyết áp với mức trung bình là 10 mmHg (đối với huyết áp tâm thu) và 3,5% (đối với huyết áp tâm trương).
Như vậy, trả lời cho câu hỏi: “Người tăng huyết áp ăn cam được không?” thì đáp án hẳn là có! Bệnh nhân tăng huyết áp nên dùng 2 cốc nước cam/ngày hoặc ăn quả tươi cũng cho hiệu quả tương tự, thậm chí cao hơn bởi lượng chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào.
>>> Xem thêm: TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI CHIA SẺ CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP
Hạ áp với sản phẩm thảo dược chứa cao cần tây - Xu hướng mới dành cho người tăng huyết áp
Giới chuyên gia cho rằng, chế độ dinh dưỡng khoa học chỉ giúp ổn định phần nào chỉ số huyết áp. Bạn vẫn cần một giải pháp chuyên biệt hơn để cải thiện sức khỏe tim mạch. Không thể phủ nhận là thuốc tây có thể giúp hạ huyết áp nhanh nhưng cũng để lại vô số tác dụng phụ, khiến nhiều người bệnh e dè.
Trước thực tế trên, sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính cao cần tây đã ra đời. Một nghiên cứu vào năm 2013 chứng minh: Cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38 mmHg. Tác dụng hạ áp kéo dài cả khi đã ngừng sử dụng (vì độ đào thải của hoạt chất N-butylphthalide có trong cần tây rất chậm). Cao cần tây chỉ tác động lên tình trạng tăng huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường, không gây tụt huyết áp, rất phù hợp với bệnh nhân bị huyết áp không ổn định. Cao cần tây không độc, cả khi dùng liều rất cao là 5000mg/kg cân nặng. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới đây được thực hiện tại Indonesia năm 2019 cho kết quả: Cao cần tây vừa có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, vừa giúp giảm lipid máu.
Để nâng cao hiệu quả, các chuyên gia đã kết hợp cao cần tây, cao tỏi với nhiều dược liệu khác như: Cao hoàng bá, cao lá dâu tằm,... tạo nên viên nén tiện dùng.
Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường tác động vào đa cơ chế gây huyết áp cao (điều mà thuốc tây không làm được):
- Làm giảm độ nhớt máu nhờ chứa thành phần nattokinase.
- Làm giãn mạch và tăng tính đàn hồi của mạch máu với: Cao cần tây, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, cao tỏi.
- Điều hòa nhịp tim bằng: Cao cần tây, cao tỏi, kali clorid, dâu tằm, magiê citrate.
- Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch nhờ: Cao tỏi, cao hoàng bá, cao cần tây.
- Giảm thể tích tuần hoàn máu nhờ thành phần chính cao cần tây.
Sản phẩm giúp ổn định huyết áp từ nguyên nhân sâu xa bên trong, hạ và ổn định huyết áp lâu bền, có thể sử dụng với thuốc tây y mà không gây tương tác thuốc.
Đặc biệt, sản phẩm nhận được sự tin dùng của hàng triệu người bị tăng huyết áp. Cụ thể, khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người dùng hài lòng khi dùng sản phẩm rất cao, lên tới 92,8%.
>>> Xem thêm: Huyết áp 170/100 mmHg dù đã dùng thuốc uống hàng ngày, cô Lan đã làm gì?
Câu hỏi: “Người bị tăng huyết áp ăn cam được không?” đã có lời giải đáp. Để cải thiện sức khỏe, ngoài việc áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, lựa chọn tối ưu hơn là kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cao cần tây đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng mỗi ngày!