Cuộc sống hiện đại ngày nay, việc ăn uống không điều độ trở thành một vấn nạn cho sức khỏe như: Chế độ ăn dư thừa, thức ăn nhanh, ăn nhiều muối… khiến bệnh tật “ghé thăm” ngày càng nhiều, trong đó có bệnh tăng huyết áp.

Muối – kẻ “dẫn đường” của tăng huyết áp

1. Muối gây tác động như thế nào đến huyết áp và sức khỏe của bạn?

Có câu: “Đi khắp gầm trời, mẹ là tốt nhất. Ăn khắp trăm món, muối vẫn hàng đầu”. Chính là nói đến tầm quan trọng của muối trong sự gia tăng hương vị của món ăn, khiến món ăn thêm thơm ngon, đậm đà và hấp dẫn.

Muối (bao gồm cả bột canh, các loại muối…) là khoáng chất cần thiết cho các hoạt động sinh hóa của cơ thể, với thành phần chính là natri. Việc dùng vừa đủ muối mới đem lại lợi ích cho sức khỏe, nếu thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng không tốt. Nếu bạn dùng thiếu muối sẽ dẫn đến phù não, co giật, hôn mê, tổn thương não... Còn nếu dư thì sẽ mắc chứng tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ, suy thận…

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) khuyến cáo: Mỗi ngày, một người bình thường chỉ nên dùng từ 1.500 – 2.300 mg muối, còn với người bị tăng huyết áp thì tối đa là 1.500mg. Theo thống kê của WHO, hiện nay người dân dùng cao gấp đôi (thậm chí gấp 3) lượng muối được khuyến cáo mỗi ngày!

 

Không chỉ nước mắm, các món ăn truyền thống Việt Nam như dưa, cà muối đều chứa lượng muối rất lớn. 

Nếu bạn ăn càng mặn thì huyết áp của bạn càng tăng cao. Vì sao vậy?

Bởi vì khi bạn ăn quá mặn, lượng muối vượt quá khả năng xử lý của thận, khiến natri bị “mắc kẹt” trong cơ thể. Khi đó sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với natri, gây mất nước ở tế bào, làm co mạch, tăng sức cản ngoại vi lên thành mạch và dẫn đến tăng huyết áp.

Ăn mặn cũng chính là lý do hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong ngày càng cao về các bệnh huyết áp, tim mạch. Theo thống kê, đây là nguyên nhân của 62% các ca tai biến mạch máu não, 49% ca nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, ăn mặn còn kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm khác như: suy tim, suy thận, loãng xương, ung thư dạ dày…

Lợi ích của việc ăn nhạt và các “tip” giúp bạn giảm lượng muối

Một ví dụ điển hình về lợi ích của việc ăn ít muối là câu chuyện ở Phần Lan cách đây 30 năm. Khi đó, lượng muối tiêu thụ trung bình của người dân là 4.400mg/ ngày! Chính phủ Phần Lan, cùng với ngành công nghiệp thực phẩm, các phương tiện truyền thông đã tuyên truyền và đề ra các chính sách giúp giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày. Sau ba thập kỷ, lượng muối tiêu thụ trung bình đã giảm xuống 33%, mặc dù chưa cao nhưng đã làm giảm đến 75-80% số ca tử vong vì bệnh cao huyết áp, tim mạch và đột quỵ ở đất nước này. Đây quả là một thành tích rất đáng mừng!

 

Ăn nhạt sẽ mang đến hiệu quả tích cực cho người tăng huyết áp

Để hạn chế sự dung nạp quá nhiều natri, bạn nên bắt đầu giảm lượng muối bằng cách: Pha loãng nước chấm, ăn thức ăn nhạt hơn, hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, tăng cường các thực phẩm tươi... Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn hãy tập cho trẻ thói quen ăn nhạt để hạn chế các nguy cơ bệnh tật do ăn mặn gây ra. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chế độ ăn DASH – thực đơn giúp ngăn ngừa chứng tăng huyết áp. Đây là một chế độ ăn được nhiều chuyên gia đánh giá cao và giúp hạ huyết áp, nhờ giảm lượng muối với chế độ ăn uống phong phú, đầy đủ và khoa học.

Xu hướng mới trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Việc ăn giảm muối không phải là điều dễ dàng, dù nhiều người biết tác hại của việc ăn mặn đến sức khỏe. Do vậy, khi bị tăng huyết áp, bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu để chống ứ nước và đào thải natri dư thừa. Nhưng nó gây ra nhiều tác dụng phụ như: mệt mỏi, chán ăn, bất an, hoa mắt, chóng mặt, chuột rút, khô người, khát nhiều hơn và thậm chí là hôn mê.

Chính vì vậy, xu hướng hiện nay là sử dụng sản phẩm có chứa thành phần từ cần tây – một dược thảo được cha ông ta sử dụng trong y học cổ truyền, giúp điều hòa khí huyết, bổ thần kinh và chữa suy nhược cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy: Cần tây có tác dụng hạ huyết áp, đồng thời làm giảm lipid máu, giúp hạn chế nguy cơ các bệnh tim mạch. Hơn thế nữa, nhờ hàm lượng nước cao và các tinh dầu nên cần tây có công dụng lợi tiểu rất tốt, giúp tăng đào thải các chất dư thừa (đặc biệt là natri) ra khỏi cơ thể. Sự kết hợp của cần tây (đã được chiết xuất dưới dạng cao) cùng một số loại dược liệu khác như: cao tỏi, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, nattokinase… đã cho ra đời sản phẩm mang tên Định Áp Vương, mang lại hiệu quả trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, sản phẩm với các thành phần thảo dược thiên nhiên, được bào chế dưới dạng viên nén nên rất an toàn, tiện dụng, không có tác dụng phụ và bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng lâu dài.

 Định Áp Vương với thành phần chính từ cao cần tây giúp hạ huyết áp hiệu quả

 Chuyên gia nói gì về Định Áp Vương - Phương pháp mới trong điều trị tăng huyết áp trong video sau:

Hãy lắng nghe đánh giá của GS.TS Dương Trọng Hiếu về tác dụng của cần tây trong hỗ trợ điều trị tăng huyết áp trong video sau:

Một chế độ ăn ít muối rất quan trọng với người bị tăng huyết áp nói riêng và sức khỏe nói chung. Thêm vào đó, hãy kết hợp sử dụng sản phẩm từ cao cần tây mang tên Định Áp Vương để giúp loại bỏ natri dư thừa, từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cao huyết áp một cách an toàn và cho hiệu quả bền vững.

Trí Ninh

Để được tư vấn về bệnh tăng huyết áp vui lòng liên hệ: 18006105/ 090 220 7739

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh