Cao huyết áp là bệnh lý tiến triển “âm thầm” và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vậy có cách nào để nhận biết các triệu chứng cao huyết áp không? Cách cải thiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

nhan-biet-cac-trieu-chung-cao-huyet-ap-nhu-the-nao.webp

Nhận biết các triệu chứng cao huyết áp như thế nào? 

Chảy máu cam

Tình trạng chảy máu mũi có thể là một trong những triệu chứng của bệnh tăng huyết áp. Mối liên quan giữa cao huyết áp và chảy máu cam là do những tổn thương mạn tính đối với các mạch máu nên dẫn đến tình trạng này.

Ngoài ra, đối với những người bị cao huyết áp đang sử dụng các thuốc chống đông máu hoặc aspirin liều thấp làm tăng nguy cơ chảy máu mũi. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất.

Đau đầu dữ dội

Khi huyết áp tăng cao, áp lực của dòng máu lên thành mạch tăng. Lâu dần tạo ra những tổn thương mạch máu, đặc biệt là những mạch máu nhỏ tại não. Đối với những tổn thương nhỏ này, tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ tập hợp làm lành vị trí tổn thương, dẫn đến hình thành cục máu đông và gây tắc mạch máu. Hoặc trong trường hợp nặng, áp lực dòng máu đột ngột tăng cao, có thể làm rách các mạch máu. Tất cả những tình trạng này có thể gây ra thiếu máu cục bộ tại não, dẫn đến đau đầu dữ dội.

dau-dau-du-doi-co-the-la-dau-hieu-canh-bao-tinh-trang-tang-huyet-ap.webp

Đau đầu dữ dội có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tăng huyết áp

Đau ngực

Các vấn đề xảy đến với tim và mạch ở người bệnh cao huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến đau ngực. Đau ngực hay đánh trống ngực ở người bị cao huyết áp đôi khi rất nguy hiểm. 

Nếu cao huyết áp mà kèm theo đau ngực thì rất có thể người bệnh đang gặp tình trạng  xơ vữa động mạch. Tăng huyết áp kéo dài làm tăng các mảng bám và gây hẹp diện tích lòng mạch, dẫn đến triệu chứng đau thắt ngực. Một số người bị cao huyết áp mắc kèm các tình trạng rối loạn chuyển hóa khác như mỡ máu, béo phì, tỷ lệ kháng insulin cao,... cũng có thể làm gia tăng triệu chứng đau thắt ngực.

Ngoài ra, tình trạng đau thắt ngực thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh mắc bệnh tăng huyết áp. Nguyên nhân là do sự suy giảm nồng độ hormon sinh dục nữ estrogen và ảnh hưởng đến chức năng vi mạch vành, dẫn đến đau ngực.

Vì vậy, việc kiểm tra và kiểm soát huyết áp thường xuyên thực sự là việc cần thiết và quan trọng. Người bệnh không nên để tình trạng bệnh tiến triển thêm.

Ù tai

Các triệu chứng ù tai, chóng mặt, nhức đầu thường xuất hiện cùng nhau ở nhiều bệnh, bao gồm bệnh cao huyết áp. 

Khi huyết áp tăng cao, các mạch máu ở gần tai và bên trong tai bị mất tính đàn hồi, làm giãn mạch máu. Lúc này, cholesterol và các chất lắng đọng tích tụ trong mạch máu khiến tuần hoàn máu không được lưu thông. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên cảm thấy ù tai. 

Ngoài ra, lòng mạch bị hẹp do xơ vữa động mạch, dẫn đến máu phải lưu thông với nhiều lực hơn, do đó bạn có thể nghe được tiếng tim đập trong tai.

Chóng mặt

Tương tự như đau nhức đầu, chóng mặt cũng là một triệu chứng cao huyết áp do nguyên nhân tăng áp lực nội sọ gây ra. Tình trạng khó chịu này có thể giảm nếu huyết áp được kiểm soát. Nếu như thường xuyên đau nhức đầu, chóng mặt, bạn nên đi khám bác sĩ để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Khó thở

Tình trạng này là do huyết áp cao làm tăng áp lực lên các buồng tim khiến vách ngăn dày lên để cân bằng với áp lực này. Khi đó, không gian của buồng tim bị thu hẹp, máu khó bơm đến những cơ quan khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi. Do đó, các động mạch phổi có thể bị co thắt hoặc tắc nghẽn gây khó thở. Triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh tập thể dục, leo cầu thang,... 

Mất ngủ

Việc kích thích các dây thần kinh trong não bộ, gây đau đầu dữ dội có thể là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở người bị cao huyết áp. Huyết áp tăng cao khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến chức năng tim mạch bị suy giảm gây hồi hộp, lo lắng và thường xuyên gặp căng thẳng. Những tác động này khiến người bị cao huyết áp khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

mat-ngu-la-trieu-chung-co-the-gap-o-nguoi-bi-cao-huyet-ap.webp

Mất ngủ là triệu chứng có thể gặp ở người bị cao huyết áp

Đỏ mặt

Cao huyết áp làm tăng áp lực lên thành mạch. Lâu dần, thành mạch bị suy yếu, làm giãn mạch, dẫn đến đỏ bừng mặt, đôi khi là cảm giác nóng ran trên mặt. 

Buồn nôn

Ở người bị cao huyết áp, triệu chứng buồn nôn thường xuất hiện cùng với tình trạng đau đầu dữ đội. Buồn nôn cũng có thể là triệu chứng xảy ra do tăng áp lực sọ não và các dây thần kinh bị kích thích. Triệu chứng buồn nôn và nôn cũng xuất hiện khi huyết áp tăng lên quá cao kèm theo cảm giác khó chịu ở vùng bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nhồi máu cơ tim. 

Nói tóm lại, cao huyết áp thường tiến triển thầm lặng, do đó, các triệu chứng cao huyết áp cũng không được biểu hiện rõ ràng. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh cao huyết áp giai đoạn sớm là kiểm tra huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp hoặc khám tổng quát định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.

kiem-tra-huyet-ap-thuong-xuyen-la-cach-duy-nhat-giup-nam-bat-duoc-tinh-hinh-huyet-ap.webp

Kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách duy nhất giúp nắm bắt được tình hình huyết áp

>>> Xem thêm: Gợi ý giải pháp ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp hiệu quả

Cải thiện triệu chứng cao huyết áp nhờ sản phẩm thảo dược

Khi xuất hiện các triệu chứng kể trên và huyết áp đo trong nhiều ngày liên tiếp ≥ 140/90 mmHg, tức là bạn đang tình trạng tăng huyết áp. Do đó, bạn nên thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày và dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, sử dụng các loại thảo dược giúp hạ huyết áp cũng được rất nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng. 

Nói đến thảo dược giúp hạ huyết áp, bạn không thể bỏ qua rau cần tây. Nghiên cứu tại đại học Muhammadiyah Kudus năm 2019 đã chứng minh được tác dụng hạ huyết áp của loại rau này. Cần tây có tác dụng hạ huyết áp ở người bị cao huyết áp chứ không ảnh hưởng đến người có chỉ số huyết áp bình thường. Một nghiên cứu khác được tiến hành vào năm 2013, bởi Maryam Hassanpour Moghadam và các cộng sự, cũng đã chứng minh được tác dụng bảo vệ thành mạch, hạ huyết áp nhờ cơ chế chống oxy hóa của nước ép cần tây. 

Hiểu rõ được các công dụng tuyệt vời đó của cần tây, các nhà nghiên cứu đã bào chế thành công sản phẩm Định Áp Vương. Sản phẩm là sự kết hợp giữa các thành phần thảo dược tự nhiên như: Cao cần tây, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, chiết xuất tỏi,... giúp hạ huyết áp một cách an toàn và hiệu quả. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,8% người dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm Định Áp Vương chứa cao cần tây.

dinh-ap-vuong-co-thanh-phan-chinh-la-can-tay-ket-hop-voi-cac-thao-duoc-khac-giup-ha-ap-hieu-qua.webp

Định Áp Vương có thành phần chính là cần tây kết hợp với các loại thảo dược khác giúp hạ huyết áp hiệu quả

nut-dat-mua.webp

Trên đây là thông tin về 9 triệu chứng cao huyết áp mà bạn có thể gặp phải. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn nhận biết được triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách cải thiện cao huyết áp bằng thảo dược tự nhiên. Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào về bệnh cao huyết áp, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh và đầy đủ nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410 

https://www.nhs.uk/conditions/high-blood-pressure-hypertension/ 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4314-hypertension-high-blood-pressure 

https://www.cdc.gov/bloodpressure/about.htm