Theo thống kê, có khoảng 95% các trường hợp có chỉ số huyết áp cao đều là do tăng huyết áp nguyên phát. Vậy, bệnh tăng huyết áp nguyên phát là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

tang-huyet-ap-nguyen-phat-la-tinh-trang-nhu-the-nao.webp

Tăng huyết áp nguyên phát là tình trạng như thế nào?

Bệnh tăng huyết áp nguyên phát là gì?

Tăng huyết áp nguyên phát, còn gọi là tăng huyết áp vô căn. Tình trạng này xảy ra khi huyết áp ≥ 140/90 mmHg và không xác định được nguyên nhân thứ phát. 

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch khi tim bơm máu đi khắp cơ thể. Cơ chế của tăng huyết áp nguyên phát là hiện tượng mà áp lực máu mạnh hơn so với bình thường, từ đó tăng áp lực cho tim.

Hầu hết các trường hợp có chỉ số huyết áp cao hơn bình thường đều được xếp vào loại tăng huyết áp nguyên phát (chiếm khoảng 95%). Còn lại là tăng huyết áp thứ phát.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp nguyên phát

Nguyên nhân gây tăng huyết áp nguyên phát thường khá phức tạp, có thể do di truyền, tuổi tác, chế độ ăn không hợp lý,... Cụ thể:

Di truyền

Gia đình có người bị tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của các thành viên trong gia đình. Theo nghiên cứu cho thấy, một trong những yếu tố di truyền gây bệnh tăng huyết áp là yếu tố do gen angiotensinogen (AGT). Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng việc tăng số lượng AGT sẽ làm tăng huyết áp.

Tuổi tác

Tăng huyết áp nguyên phát có thể liên quan đến tuổi tác. Nguy cơ tăng huyết áp tăng dần theo độ tuổi do các cơ quan của cơ thể hoạt động ngày càng yếu.

Chẳng hạn, tuổi cao gây ảnh hưởng đến khả năng lọc của thận và điều này dẫn đến giảm hiệu quả bài tiết natri. Ngoài ra, sự phát triển của một số bệnh như huyết khối vi mạch thận có liên quan đến việc giảm hiệu quả bài tiết natri, gây tăng huyết áp.

Béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn gấp 5 lần so với người có chỉ số cân nặng bình thường. Theo thống kê có tới hơn 85% trường hợp tăng huyết áp xảy ra ở những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 25. 

beo-phi-co-the-gay-tang-huyet-ap-nguyen-phat.webp

Béo phì có thể gây tăng huyết áp nguyên phát

Chế độ ăn không hợp lý nhiều muối

Một trong những yếu tố nguy cơ khác gây tăng huyết áp nguyên phát là người bệnh sử dụng lượng muối lớn. Khi lượng natri trong máu quá cao sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với natri. Lượng lớn ion Na+ được vận chuyển đến tế bào cơ trơn của thành mạch làm co mạch và tăng sức cản ngoại vi, do đó gây tăng huyết áp.

Rượu

Người mắc bệnh thường xuyên sử dụng rượu sẽ làm tăng huyết áp theo thời gian. Cơ chế tăng huyết áp do rượu có thể do nhiều con đường khác nhau.

Rượu được hấp thụ vào cơ thể làm tăng nồng độ hormon renin trong máu khiến các mạch máu co lại. Đồng thời renin cũng làm giảm lượng chất lỏng được đào thải qua nước tiểu và dẫn đến tăng huyết áp.

Ngoài ra, tăng huyết áp do rượu có liên quan đến hormone cortisol. Đây là một loại hormon tham gia điều hòa huyết áp và chống stress. Khi nồng độ cortisol tăng cao trong thời gian dài làm tăng giải phóng catecholamin khiến cơ thể bài tiết ít chất lỏng hơn qua nước tiểu. Do đó, thể tích lòng mạch tăng cao, từ đó làm tăng huyết áp.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tăng huyết áp nguyên phát như có lối sống ít vận động, hút thuốc lá, thường xuyên lo lắng và gặp các vấn đề về giấc ngủ.

Dấu hiệu của tăng huyết áp nguyên phát

Hầu hết mọi người thường không nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào của bệnh tăng huyết áp nguyên phát, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Họ thường phát hiện ra bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đang gặp phải một tình trạng liên quan đến bệnh tăng huyết áp như đột quỵ hoặc suy tim. 

Một số triệu chứng mà người mắc bệnh tăng huyết áp nguyên phát có thể gặp phải, đó là:

  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Chảy máu cam.
  • Tầm nhìn mờ.
  • Đau ngực và khó thở.
  • Mệt mỏi.

Do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu trên, người bệnh nên thực hiện đo huyết áp tại nhà hoặc đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất.

dau-dau-chong-mat-co-the-la-dau-hieu-cua-benh-tang-huyet-ap-nguyen-phat.webp

Đau đầu chóng mặt có thể là dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp nguyên phát có nguy hiểm không?

Tương tự như các bệnh lý tim mạch khác, tăng huyết áp vô căn cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Tổn thương thận gây suy thận cấp. Lâu dần dẫn đến suy thận mạn.
  • Ảnh hưởng đến tim mạch. Huyết áp tăng cao khiến tim phải tăng khả năng co bóp, vì vậy, dễ dẫn đến tình trạng suy tim hoặc xuất hiện các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,...
  • Tăng huyết áp kéo dài có thể dẫn đến suy giảm thị lực.
  • Đột quỵ bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não. Đặc biệt biến chứng xuất huyết não do tăng huyết áp có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Cải thiện tình trạng tăng huyết áp nguyên phát như thế nào?

Hiện nay chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn tình trạng tăng huyết áp nguyên phát. Người bệnh có thể kiểm soát huyết áp bằng những phương pháp như thay đổi lối sống, dùng thuốc và thảo dược. 

Thay đổi lối sống

Để kiểm soát huyết áp, các chuyên gia đưa ra những khuyến nghị như sau:

  • Hạn chế tăng cân, béo phì. Duy trì cân nặng trong mức cho phép theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Thực hiện chế độ ăn khoa học DASH dành cho người bệnh. Người bệnh tăng huyết áp nên ăn nhiều trái cây, rau củ, hạn chế mỡ động vật, đồ ăn nhạt vừa phải. Hạn chế uống thực phẩm có chứa cồn.
  • Xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên hơn. Người mắc bệnh tăng huyết áp nguyên phát nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
  • Học cách kiểm soát stress.

hoc-cach-kiem-soat-huyet-ap-giup-cai-thien-benh-tang-huyet-ap-hieu-qua.webp

Học cách kiểm soát stress giúp cải thiện bệnh tăng huyết áp hiệu quả

Sử dụng thuốc điều trị

Nếu thay đổi lối sống không thể kiểm soát huyết áp, khi đó bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc hạ huyết áp như:

  • Thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như furosemide, spiromide... Nhóm thuốc này giúp cơ thể đào thải nước và natri dư thừa.
  • Thuốc chẹn kênh canxi, chẳng hạn như diltiazem, verapamil,... Nhóm thuốc này giúp làm giảm lượng canxi trong mạch máu. Điều này giúp các mô cơ thư giãn để giảm bớt tình trạng hẹp lòng mạch.
  • Thuốc chẹn beta giao cảm, chẳng hạn như acebutolol, atenolol,... Nhóm thuốc này giúp làm chậm nhịp tim và giảm công suất của tim. Từ đó giúp giảm huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE), chẳng hạn như captopril, benazepril... giúp cơ thể sản xuất ít angiotensin hơn - một loại protein làm tăng huyết áp.
  • Thuốc làm giãn mạch, chẳng hạn như hydralazine, minoxidil. Nhóm thuốc này giúp các cơ trong mạch máu thư giãn để máu lưu thông dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc tây điều trị trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ đối với người bệnh. Do đó, người bệnh cần thận trọng trong quá trình sử dụng những loại thuốc này. Khi sử dụng thuốc nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn 4 cách làm nước ép cần tây HẠ HUYẾT ÁP cực đơn giản!

Phòng ngừa tăng huyết áp nguyên phát bằng thảo dược tự nhiên

Hiện nay, người mắc bệnh tăng huyết áp nguyên phát nói riêng và tăng huyết áp nói chung đang có xu hướng lựa chọn sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên để hạn chế tối đa tác dụng phụ khi điều trị.

Một trong những thành phần thảo dược được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng hạ huyết áp đó là cần tây. Theo nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Khoa học Y tế Mashhad, Mashhad, Iran cho thấy chiết xuất từ hạt cần tây có đặc tính hạ huyết áp tốt nhờ thành phần N-butylphthalide.

Ngoài ra, theo kết quả của nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Muhammadiyah Kudus năm 2019 cho thấy cao lá cần tây không chỉ có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương mà còn giúp làm giảm lipid máu. Đặc biệt, cao cần tây không gây độc ngay cả khi dùng liều cao lên tới 5000mg/kg cân nặng.

can-tay-co-tac-dung-ha-huyet-ap-va-khong-gay-doc-khi-dung-lieu-cao.webp

Cần tây có tác dụng hạ huyết áp và không gây độc khi dùng liều cao

Biết được tác dụng tuyệt vời của cần tây, các chuyên gia không ngừng nghiên cứu và đã bào chế thành công sản phẩm từ thiên nhiên mang tên Định Áp Vương. Với thành phần chính là cao cần tây kết hợp với cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, chiết xuất tỏi,... hỗ trợ làm giảm lipid máu, giãn mạch, giảm huyết áp cao.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương được các chuyên gia đánh giá cao với công dụng hỗ trợ hạ huyết áp. Theo đó, chuyên gia tim mạch Nguyễn Văn Quýnh đã có chia sẻ về tác dụng của Định Áp Vương kiểm soát huyết áp như sau: “Định Áp Vương có thành phần gồm: Cần tây, hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magie, kali,… đem lại tác dụng rất tốt. Ví dụ như nattokinase có tác dụng giảm sự kết dính của tiểu cầu, giảm độ nhớt của máu và nồng độ fibrinogen, giúp hạ huyết áp, nhất là trong trường hợp có huyết khối, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim thì dùng rất tốt. Định Áp Vương làm giãn mạch và tăng tính đàn hồi của mạch máu nhờ các thành phần như: Cao cần tây, cao lá dâu, cao hoàng bá, cao tỏi, magiê. Chất apigenin trong cần tây có tác dụng giãn mạch, từ đó hạ huyết áp. Hoặc dịch chiết rễ dâu tằm, cũng làm hạ huyết áp qua tác dụng giãn mạch. Chất berberin trong hoàng bá có tác dụng làm nội mô thành mạch thư giãn, tăng nồng độ NO, qua đó giãn mạch, hạ huyết áp,… Định Áp Vương là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược và ion như magie, kali, giúp hỗ trợ điều trị cao huyết áp. Vì thế, người bệnh dùng thêm Định Áp Vương là rất tốt.” Mời bạn nghe chuyên gia phân tích chi tiết hơn trong video dưới đây:

Ngoài ra, rất nhiều người bệnh sử dụng Định Áp Vương và cho kết quả khả quan. 

Bác Nguyễn Văn Quỳnh (số 23, ngõ 43 đường Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) kiểm soát huyết áp hiệu quả sau 3 tháng sử dụng Định Áp Vương – SĐT: 0365.609.785 (nên gọi trong khoảng từ 9 – 11h).

Bác Quỳnh chia sẻ: “Tôi đi khám thì nhận kết luận bị TĂNG HUYẾT ÁP với chỉ số 150/85 mmHg. Tôi được kê đơn uống các loại thuốc tây, nhưng huyết áp không giảm nhiều, hơn nữa khi xét nghiệm thì bị tăng acid uric, creatinin, ure”. Bác Quỳnh tìm hiểu trên Internet và biết đến sản phẩm Định Áp Vương giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả và mua về dùng. Hiện nay, huyết áp của bác luôn ổn định ở ngưỡng bình thường, cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.”

Ông Thái Văn Canh trú tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội cũng chia sẻ kinh nghiệm khi sử dụng Định Áp Vương hỗ trợ hạ huyết áp. Mặc dù rất cẩn thận, chịu khó chăm sóc sức khỏe, ông Canh uống thuốc tây thường xuyên nhưng vẫn không thể nào điều chỉnh được các chỉ số huyết áp. Tình cờ biết đến và kiên trì sử dụng Định Áp Vương hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, sức khỏe của ông Canh giờ đã tốt hơn rất nhiều.

nut-dat-mua.webp

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế năm 2021 cho thấy có đến 92,8% người dùng hài lòng về sản phẩm Định Áp Vương có chứa thành phần chiết xuất từ cần tây.

chung-nhan-cua-dinh-ap-vuong.webp

Chứng nhận kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dùng về sản phẩm Định Áp Vương

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về bệnh tăng huyết áp huyết áp nguyên phát mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh lý trên hoặc còn băn khoăn nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ 0902.207.739 để được hỗ trợ nhanh nhất! 

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/essential-hypertension 

https://ada.com/conditions/essential-hypertension/ 

https://bestpractice.bmj.com/topics/en-gb/26